- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hộp nhựa có quay được trong lò vi sóng không? Điều đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng
Hộp nhựa thường được nhiều người dùng sử dụng để bảo quản thực phẩm, vậy liệu chúng có an toàn để quay trong lò vi sóng?
Hiện nay trong căn bếp của các gia đình, bên cạnh những vật dụng cơ bản, có rất nhiều thiết bị hay đồ vật khác giúp bổ trợ thêm nhiều công việc khác nhau. Các loại hộp nhựa và lò vi sóng là những ví dụ điển hình nhất, và chúng có liên quan mật thiết tới nhau.
Cụ thể, hộp nhựa thường được người dùng sử dụng để cất đồ ăn, thực phẩm dư thừa, hoặc xuất hiện khi người dùng mua đồ tươi sống hoặc chế biến sẵn tại các siêu thị, cửa hàng. Sau khi được bảo quản trong tủ lạnh hoặc để ngoài nhiệt độ thường, nếu thực phẩm bị nguội, người dùng cần hâm nóng lại thì sẽ cho vào lò vi sóng để tiết kiệm thời gian và công sức.
Tuy nhiên, hộp nhựa có thật sự an toàn khi xử lý với nhiệt độ cao trong lò vi sóng? Đó cũng là băn khoăn của nhiều người.
Vậy, liệu hộp nhựa có thật sự phù hợp, an toàn khi cho vào lò vi sóng? (Ảnh minh hoạ)
Nhựa nào cho được vào lò vi sóng?
Trên thực tế, không chỉ có một loại nhựa. Để biết được hộp nhựa có phù hợp, an toàn khi cho vào lò vi sóng hay không, người dùng cần để ý kỹ về các ký hiệu được ghi trên hộp, thường là đáy hộp hoặc nắp hộp.
Cụ thể, bắt đầu từ năm 1980, các chuyên bắt đầu phân định rõ ràng 7 nhóm loại nhựa phổ biến trên, được sử dụng để sản xuất ra các loại hộp nhựa, chai, đồ dùng nhựa. Trong đó, loại nhựa được đánh giá là an toàn nhất, thân thiện khi tái chế, chịu được nhiệt độ cao là nhóm nhựa số 5.
Các đồ dùng được làm từ nhóm nhựa này thường được ký hiệu bằng số tương tự, có thể kèm theo ký hiệu PP - có nghĩa là Polypropylene. Đồ dùng từ nhựa số 5 có độ bền cao, chịu được nhiệt độ từ 130 - 170 độ C. Cũng theo Natural News, các loại chai, hộp được làm từ nhựa số 5 có thể an toàn khi dùng với lò vi sóng. Tuy nhiên chỉ nên hâm nóng trong thời gian khoảng 2 - 3 phút.
Người dùng cần chú ý đến ký hiệu thể hiện loại nhựa được ghi trên đáy hoặc nắp đồ dùng nhựa (Ảnh minh hoạ)
Bên cạnh nhựa số 5, người dùng cũng có thể chú ý đến ký hiệu khác cho thấy hộp nhựa dùng được cho lò vi sóng. Đó là ký hiệu trực tiếp của chiếc lò vi sóng được in trên hộp, hoặc loại nhựa được ghi BPA Free.
Những loại nhựa an toàn
Trong 7 nhóm nhựa, nhóm nhựa số 1,2 và 4 cũng được đánh giá là an toàn khi đựng thực phẩm hay nước uống. Song có một số đặc điểm đi kèm với các lưu ý riêng cần nhớ:
- Với nhựa nhóm số 1 (PET hoặc PETE (Polyethylene Terephthalate): Nhựa thuộc nhóm này nhẹ, trong suốt, có thể chịu được nhiệt độ cao, thường được dùng để làm nên các chai đồ uống đóng sẵn hay chai lọ đựng thực phẩm (nước sốt, tương, mật ong), hay có trong cả vải, quần áo, dây thừng...
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên quay đồ dùng từ nhựa số 1 trong lò vi sóng bởi trong quá trình xử lý, nó có thể thôi ra chất độc phải, ảnh hưởng tới thực phẩm.
Ảnh minh hoạ
- Với nhựa nhóm số 2 (HDPE): Nhóm nhựa số 2 thường xuất hiện trong chất liệu hộp sữa, chai chất tẩy rửa, lót hộp ngũ cốc, đồ chơi, các loại xô chậu hay ống cứng. Đặc điểm nổi bật của nhóm này là bền hơn, có tính chống độ ẩm và hóa chất. Chúng có thể cho được vào trong lò vi sóng ở công suất thấp, khoảng 800W.
Các loại chai, lọ ở nhóm nhựa số 2 khi được tái chế nên chú ý làm sạch kỹ. Bởi các chất bẩn còn sót lại trên chúng rất có thể biến chúng thành ổ khuẩn.
Ảnh minh hoạ
- Với nhựa nhóm số 4 (LDPE): Thực tế, nhựa LDPE tương tự như nhựa nhóm số 2 (HDPE), tuy nhiên mềm hơn. Nó thường được sử dụng phổ biến để sản xuất các hộp mì ăn liền, vỏ các loại bánh snack, bao bì đựng thực phẩm.
Loại nhựa này không nên cho vào lò vi sóng để hâm vì khi nóng lên, chúng có thể chảy nhựa, gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh hoạ
Đâu là nhựa không được khuyến khích sử dụng?
Trong 7 loại nhựa, còn 3 loại nhựa nữa là nhựa nhóm số 3, 6 và 7 được khuyên là tốt nhất nên tránh, hạn chế dùng. Mục đích là để bảo vệ sức khỏe cho người dùng cũng như bảo vệ môi trường.
Nhựa số 3 (PVC - Polyvinyl Chloride): Thực tế đây là loại nhựa quen thuộc, thường được sử dụng làm thành phần tạo nên màng bọc thực phẩm, các chai nước đóng sẵn hay đồ chơi trẻ em. Tuy nhiên, trong nhựa PVC thường chứa nhiều hợp chất phụ gia độc hại như phthalate, bisphenol A (BPA) và chất cản trở cháy.
Các chất này khi tiếp xúc với nhiệt độ cao có khả năng cao được giải phóng và thẩm thấu vào những thứ xung quanh như nước uống, thực phẩm. Bởi vậy tốt nhất nên hạn chế sử dụng loại nhựa số 3 này.
Ảnh minh hoạ
Nhựa số 6 (PS - Polystyrene): Tương tự như nhựa số 3, nhựa số 6 phổ biến dùng làm đĩa nhựa, ống hút hoặc đồ trang điểm. Song còn có 1 loại nhựa số 6 khác nữa ở dạng foam (xốp). Nó chứa hợp chất styrene - một chất có khả năng gây hại cho sức khỏe. Bởi vậy nhựa số 6 tốt nhất vẫn không nên dùng thường xuyên, đặc biệt là để tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Ảnh minh hoạ
Nhựa số 7 (Polycarbonate và các loại nhựa khác không có số): Nhựa số 7 là loại nhựa cuối cùng trong danh sách các nhóm nhựa. Nó bao gồm nhiều loại nhựa khác nhau, thường được ký hiệu chung bằng số 7. Hoặc các đồ dùng nhựa không được ký hiệu, sẽ tự hiểu là được làm từ nhựa số 7.
Một số sản phẩm từ nhựa số 7 chứa BPA (bisphenol A). Đây là một hợp chất độc hại từng được liệt kê trong danh sách các chất đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe con người. Nó chủ yếu có trong một loại sơn bảo quản, dùng để tráng bên trong các sản phẩm bằng nhựa và đồ hộp kim loại thực phẩm, nhằm bảo quản, chống lão hóa, chống thấm và ăn mòn.
Ảnh minh hoạ
Ngoài ra, BPA cũng rất phổ biến trong các loại sơn tổng hợp khác, đặc biệt là những loại dùng để sơn cửa, bàn ghế, tường nhà... Chính bởi vậy, loại nhựa số 7 được các chuyên gia nhấn mạnh khuyến cáo không nên sử dụng để đựng thực phẩm, nước uống.
Tuy nhiên nếu người dùng thấy đồ dùng có ký hiệu nhựa số 7, nhưng lại kèm theo BPA Free, tức là loại nhựa này không chứa chất độc hại, có thể sử dụng an toàn.
Theo Đời sống pháp luật
-
Mẹo vặt9 giờ trướcRửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.
-
Mẹo vặt15 giờ trướcNhiều người băn khoăn, khi rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy để cá có chín đều từ ngoài vào trong, giòn thơm hấp dẫn.
-
Mẹo vặt19 giờ trướcViệc chọn trồng loại rau phù hợp với thời tiết sẽ giúp đảm bảo sự sinh trưởng của chúng; dưới đây là những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông.
-
Mẹo vặt23 giờ trướcNhiều người thắc mắc liệu có nên rút điện bếp từ ngay sau khi nấu, việc cắm điện liên tục có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp và đảm bảo an toàn hay không.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcTheo nghiên cứu, pin xe điện có hiệu suất và tuổi thọ tốt nhất khi mức sạc 20-80%, ngoài ra thời gian sạc từ 80% lên 100% khá lâu.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcBạn sẽ ngạc nhiên trước tác dụng của rượu trắng kết hợp với giấm trắng trong việc giải quyết các vấn đề về sức khỏe và làm đẹp.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcSở thích của mọi người về độ già của trứng vịt lộn không giống nhau; liệu có cách nào phân biệt trứng vịt lộn già và non khi còn nguyên quả?
-
Mẹo vặt2 ngày trướcDưa chuột rất dễ phát triển và cho quả nên phù hợp để trồng trong thùng xốp, cách trồng dưa chuột ở ban công cũng đơn giản, sau chừng tháng rưỡi là có thể thu hoạch.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcHoa hồng thường không bền, nhưng nếu chịu khó áp dụng các mẹo cắm hoa hồng tươi lâu dưới đây, bạn có thể kéo dài thời gian khoe sắc của chúng.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcDù giá rẻ, bạn cũng đừng chọn miếng thịt đã bị người bán loại bỏ da, đó là một trong những loại thịt lợn không nên mua nếu bạn quan tâm đến an toàn thực phẩm.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcKhi bán xe cũ, ai cũng mong được mức giá tốt nhất, nhưng điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcCách thông cống thoát nước bị tắc tại nhà có rất nhiều phương pháp khác nhau, đều có hiệu quả riêng. Bài viết sau đây chỉ ra một số cách thông tắc cống thoát nước từ những vật dụng ở trong nhà mà không tốn công sức.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcKhi đi chợ, các bà nội trợ nên tránh mua những loại tỏi này vì chúng là hàng kém chất lượng, không chỉ ảnh hưởng đến hương vị món ăn mà còn thiếu an toàn.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcNhiều người hẳn sẽ bất ngờ nếu trải nghiệm hiệu quả của những mẹo hay với đất sét như khử mùi tủ lạnh, tạo chất hút ẩm tự nhiên, chữa vết nứt nhỏ...