Lò vi sóng dùng xong nên rút điện hay vẫn cắm điện? Thì ra bấy lâu rất nhiều người làm sai

Lò vi sóng là thiết bị quen thuộc trong các gia đình nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng.

Hiện nay, nhắc đến những thiết bị, đồ gia dụng nhà bếp của mỗi gia đình, chắc chắn không thể bỏ qua cái tên lò vi sóng. Lò vi sóng có chức năng chính là hâm nóng thực phẩm, đồ uống bằng sóng vi ba. Một số món ăn thậm chí không cần xử lý trên bếp mà chỉ cần đưa vào lò vi sóng là đã có thể mang tới bàn ăn của gia đình.

Nhờ có công dụng như trên, lò vi sóng giúp công việc nấu nướng được tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Quen thuộc là vậy song không phải ai cũng biết cách dùng đúng lò vi sóng ở các công đoạn khác nhau. Sau đây là một câu hỏi điển hình: Khi dùng lò vi sóng xong nên rút điện hay vẫn để thiết bị cắm điện?

Lò vi sóng dùng xong nên rút điện hay vẫn cắm điện? Thì ra bấy lâu rất nhiều người làm sai-1
Khi không sử dụng, nên rút điện lò vi sóng hay vẫn để thiết bị cắm điện? (Ảnh minh họa)

Chuyên gia đưa ra lời khuyên

Trên thực tế, các chuyên gia đều khuyên rằng mọi thiết bị điện trong nhà bao gồm các thiết bị nhà bếp hay thiết bị phục vụ giải trí, công việc NÊN ĐƯỢC RÚT ĐIỆN khi con người sử dụng xong và trong suốt thời gian không có nhu cầu sử dụng. Mục đích của việc làm này chính là để tiết kiệm điện, đồng thời giảm thiểu rủi ro xảy ra chập điện nguy hiểm, đặc biệt khi không có người ở nhà.

Đối với lò vi sóng cũng như vậy. Chuyên trang Appliance Doctors giải thích, nhiều báo cáo cho thấy việc rút điện lò vi sóng có thể giúp tiết kiệm khoảng 10 đô la/năm. Con số này tuy không nhiều, tuy nhiên có thể giúp giảm thiểu hóa đơn tiền điện phần nào. Bên cạnh đó, việc rút điện thiết bị còn giúp giảm lượng khí thải carbon và giúp nhiệt độ ngôi nhà nói chung hay không gian căn bếp nói riêng được giảm đi.

Lò vi sóng dùng xong nên rút điện hay vẫn cắm điện? Thì ra bấy lâu rất nhiều người làm sai-2
Ảnh minh họa

Một lợi ích khác của việc rút điện lò vi sóng khi không sử dụng cũng được các chuyên gia chỉ ra, đó là giúp thiết bị có thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo tuổi thọ. Không chỉ lò vi sóng, thiết bị nào trong nhà cũng có thời gian sử dụng nhất định. Việc cắm điện liên tục vô tình khiến thiết bị luôn trong trạng thái hoạt động, ở trạng thái chờ. Bởi vậy, việc rút điện, hay nói cách khác là ngắt hoàn toàn nguồn điện sẽ giúp lò vi sóng được "tạm nghỉ".

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, nhiều gia đình thường bỏ quên phần cửa của lò vi sóng vẫn còn mở dù đã sử dụng xong. Việc này không chỉ gây tốn điện mà khiến thiết bị suy giảm tuổi thọ nếu để lâu. Vì thế, việc rút điện hoàn toàn sẽ giúp tránh được tình trạng này.

Bởi vậy tốt hơn hết, các gia đình nên duy trì thói quen rút điện lò vi sóng sau mỗi lần sử dụng. Các thực hiện được khuyên đó là sau khi kết thúc lần sử dụng cuối cùng, chờ một vài phút để nhiệt độ thiết bị giảm bớt, tránh thay đổi đột ngột, rồi rút phích cắm điện.

Lò vi sóng dùng xong nên rút điện hay vẫn cắm điện? Thì ra bấy lâu rất nhiều người làm sai-3
Ảnh minh họa

Các lưu ý khác khi dùng lò vi sóng

Bên cạnh việc rút điện khi không sử dụng, người dùng cũng có thể tham khảo thêm một số lưu ý sau để sử dụng lò vi sóng được tiết kiệm, an toàn và lâu bền.

1. Không quay thực phẩm liên tục

Nhiều chiếc lò vi sóng luôn phải trải qua chuỗi thời gian hoạt động liên tục hàng ngày. Ví dụ như chiếc lò vi sóng ở các công ty hay văn phòng. Bởi vào khung giờ trưa, các nhân viên trong văn phòng sẽ xếp hàng để lần lượt hâm nóng bữa trưa của mình.

Việc này vô tính khiến thiết bị có thể bị quá tải, đồng thời mùi hương của món ăn này sẽ ảnh hưởng tới món ăn khác. Bởi vậy tốt nhất hãy để thiết bị nghỉ khoảng 1 phút trước khi quay tiếp món ăn tiếp theo. Khi quay thực phẩm trong lò vi sóng, tốt nhất người dùng cũng nên đậy nắp hộp lại thay vì mở chúng ra.

Lò vi sóng dùng xong nên rút điện hay vẫn cắm điện? Thì ra bấy lâu rất nhiều người làm sai-4
Ảnh minh họa

2. Đừng lạm dụng đồ nhựa, xốp dùng 1 lần

Đồ xốp tuyệt đối không nên cho vào lò vi sóng. Còn đồ nhựa hay nilon, người dùng cần kiểm tra kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc các ký hiệu trên bao bì. Các loại nguyên liệu không phù hợp khi bị chịu ảnh hưởng bởi tác động nhiệt cao bên trong lò vi sóng có thể sản sinh ra chất độc, ảnh hưởng tới thực phẩm và sức khỏe con người.

Lò vi sóng dùng xong nên rút điện hay vẫn cắm điện? Thì ra bấy lâu rất nhiều người làm sai-5
Ảnh minh họa

3. Hãy bóc bao bì khi rã đông thực phẩm tươi sống

Không chỉ hâm nóng thực phẩm, nhiều người còn tận dụng lò vi sóng để rã đông thực phẩm tươi sống. Việc này có thể thực hiện nhưng hãy nhớ bóc bao bì của thực phẩm. Các chuyên gia khuyến cáo nếu không bóc bao bì, hóa chất từ bao bì xốp hay nilon có thể nhiễm vào thực phẩm.

4. Sử dụng thiết bị đúng mục đích

Sử dụng sóng vi ba để hâm nóng thức ăn, thực phẩm, nên nhiều người thường nghĩ, lò vi sóng hoàn toàn phù hợp để tận dụng sấy khô một số vật dụng nhà bếp. Có thể kể tới như găng tay, khăn lau hay tạp dề. Tuy nhiên việc này là vô cùng không nên bởi khi này, người dùng đang sử dụng lò vi sóng sai mục đích. Đưa các vật dụng phi thực phẩm vào thiết bị có thể gây cháy nổ nguy hiểm.

5. Vệ sinh lò vi sóng định kỳ

Cuối cùng là hãy thiết lập và duy trì một lịch vệ sinh lò vi sóng định kỳ, trung bình khoảng 1-2 tuần/lần, tùy vào tần suất sử dụng thiết bị. Việc để chiếc lò vi sóng bám đầy dầu mỡ, chất bẩn sẽ khiến thiết bị hoạt động kém hiểu quả, thậm chí tiềm ẩn khả năng sản sinh vi khuẩn bên trong thiết bị, nguy cơ lây sang thực phẩm, thức ăn là rất cao.

Lò vi sóng dùng xong nên rút điện hay vẫn cắm điện? Thì ra bấy lâu rất nhiều người làm sai-6
Ảnh minh họa


Theo Người đưa tin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/lo-vi-song-dung-xong-nen-rut-ien-hay-van-cam-ien-thi-ra-bay-lau-rat-nhieu-nguoi-lam-sai-a427760.html

Lò vi sóng


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.