Cách phân biệt cua gạch và cua thịt

Khi mua cua biển, nhiều người bối rối vì không biết làm sao để phân biệt cua gạch và cua thịt khi bề ngoài của chúng rất giống nhau.

Việc chọn được những con cua tươi ngon và đúng loại mình cần khi đi chợ không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt nếu bạn chưa quen thuộc với các đặc điểm của chúng. Làm sao để phân biệt cua gạch và cua thịt nhằm mua đúng loại phù hợp với sở thích của mình cũng như món ăn định chế biến, đó là điều khiến nhiều người lúng túng. 

Cách phân biệt cua gạch và cua thịt

Nhiều người chỉ thích cua gạch béo ngậy, đầy gạch vàng óng, người khác lại thích cua thịt hơn vì thịt ngọt đậm, chắc nịch. Việc phân biệt cua gạch và cua thịt thực ra không quá phức tạp nếu bạn chú ý đến một số đặc điểm cơ bản dưới đây:

Quan sát phần yếm cua

Yếm cua là phần bụng, nơi bạn có thể cảm nhận được đặc điểm bên trong của cua. Đây cũng là chi tiết quan trọng nhất để phân biệt cua gạch và cua thịt.

Cách phân biệt cua gạch và cua thịt-1
Quan sát phần yếm là cách phân biệt cua gạch và cua thịt dễ dàng nhất (Ảnh: Marketmanila)

Với cua gạch, yếm thường có màu hơi vàng hoặc cam nhạt, đây là dấu hiệu đặc trưng cho thấy bên trong chứa đầy gạch. Khi bóp nhẹ vào yếm cua, bạn sẽ cảm nhận được độ cứng và chắc tay. Ngoài ra, yếm cua gạch có hình bầu tròn to, đặc biệt dễ nhận diện. Phần yếm này đóng vai trò ôm trứng khi đến mùa sinh sản, và đây cũng là nơi tích tụ lớp gạch vàng béo ngậy mà nhiều người yêu thích.

Ngược lại, cua thịt có yếm màu trắng nhẵn, không nổi bật. Khi bóp nhẹ, yếm cua thịt mềm hơn và không tạo cảm giác nặng tay như cua gạch. Khi quan sát bạn sẽ thấy phần yếm cua có hình tam giác nhọn. Đây là đặc trưng của cua đực, loại cua thường nổi bật với thịt chắc, thơm ngọt và ít hoặc không có gạch.

Phân biệt qua trọng lượng 

Cua gạch nhờ có lớp gạch bên trong nên thường nặng hơn so với cua thịt cùng kích thước. Khi cầm lên, bạn có cảm giác chắc tay, không nhẹ bẫng.

Trong khi đó, cua thịt nhẹ hơn nhưng nếu mai chắc và nặng tay thì phần thịt bên trong vẫn đầy đặn, không bị óp.

Kiểm tra phần chân và càng cua

Phần chân và càng cũng là yếu tố quan trọng để nhận diện. Cua thịt nổi bật với chân và càng to, chắc khỏe hơn hẳn so với cua gạch.

Trái lại, cua gạch có phần chân thon, nhỏ hơn do năng lượng tập trung vào lớp gạch bên trong thay vì phát triển kích thước các chi. Khi ấn nhẹ vào phần cuối chân hoặc bóp càng cua thịt, bạn sẽ cảm nhận được sự cứng cáp, chứng tỏ thịt cua dày và đầy.

Quan sát sau khi chế biến

Nếu chưa thể phân biệt cua gạch và cua thịt từ trước, bạn vẫn có thể nhận biết sau khi chế biến. Cua gạch có lớp gạch màu vàng cam hoặc đỏ sẫm, hương thơm béo ngậy, tạo cảm giác hấp dẫn. Gạch cua thường nằm ở mai và bám vào một số phần thịt.

Trong khi đó, cua thịt không có gạch nhưng lại nổi bật với phần thịt chắc, ngọt đậm đà. Đây là dấu hiệu đặc trưng giúp bạn dễ dàng nhận ra.

Cách phân biệt cua gạch và cua thịt-2
Cách phân biệt cua gạch và cua thịt sau khi chế biến (Ảnh: Getty)

Mẹo chọn cua tươi ngon

Dù bạn chọn cua gạch hay cua thịt, đảm bảo cua còn tươi là điều quan trọng nhất. Để chọn được cua biển tươi ngon bạn cần chú ý: 

Ưu tiên chọn những con cua còn sống, di chuyển nhanh nhẹn khi chạm vào. Cua càng khỏe thì chất lượng thịt càng ngon.

Kiểm tra phần mai cua, nếu mai cứng và không bị móp méo, đó là dấu hiệu cua chắc thịt. Ấn nhẹ vào phần đầu thân cua, nếu thấy chắc tay thì đó là cua còn tươi.

Tránh mua những con cua có chân hoặc càng rụng bởi đây thường là cua yếu hoặc đã để lâu.

Việc phân biệt cua gạch và cua thịt để mua đúng loại giúp món ăn thêm phần thơm ngon vì nguyên liệu phù hợp với mục đích chế biến. Cua gạch thích hợp với các món như hấp, lẩu hoặc rang me, nhờ vào lớp gạch béo ngậy tạo độ đậm đà. Trong khi đó, cua thịt lại là lựa chọn hoàn hảo cho các món xào, nấu canh hoặc chiên bởi phần thịt chắc và ngọt.

Theo VTCnews

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/cach-phan-biet-cua-gach-va-cua-thit-ar911188.html

cua biển

mẹo vặt cuộc sống


Cách làm mứt gừng ăn Tết, chống mệt mỏi hay say tàu xe
Mứt gừng không chỉ là món ăn ngày Tết mà còn hữu ích quanh năm vì có thể giúp bạn chống say xe, giảm buồn nôn khi tụt huyết áp..., cách làm mứt gừng không quá khó.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.