Mệt rã rời vì dọn nhà đón Tết? Chuyên gia gợi ý 5 nguyên tắc để làm được gấp đôi với một nửa công sức

Chuyên gia cho biết, cần có thứ tự ưu tiên trong việc dọn dẹp, như vậy công việc dọn dẹp sẽ nhàn và hiệu quả hơn.

Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần, mỗi gia đình đều đang tổng vệ sinh nhà cửa để chào đón năm mới. Bởi nhà cửa sạch sẽ là phong thủy tốt nhất, giúp gia đình bạn có một năm mới an khang, thịnh vượng hơn. Tuy nhiên, đây là “cơn ác mộng” với nhiều người khiến chỉ nghe thôi đã thấy chân tay bủn rủn, người mệt rã rời.

Tan Dunci, y tá tại Trung tâm chống độc lâm sàng của Bệnh viện Chang Gung (Đài Loan), đồng thời là chuyên gia dọn nhà, mới đây đã chia sẻ 5 nguyên tắc dọn nhà đón Tết giúp mọi người không bị quá áp lực, mệt mỏi với công việc này, làm được gấp đôi mà chỉ cần một nửa công sức.

Mệt rã rời vì dọn nhà đón Tết? Chuyên gia gợi ý 5 nguyên tắc để làm được gấp đôi với một nửa công sức-1

Chuyên gia Tan Dunci chia sẻ 5 nguyên tắc dọn nhà đón Tết giúp mọi người không bị quá áp lực.

1. Loại bỏ đồ cũ

Việc đầu tiên cần làm đó chính là vứt bỏ, tái chế hoặc thanh lý những thứ không dùng đến trước rồi mới lau chùi nhà cửa. Việc này sẽ giúp ngôi nhà của bạn thông thoáng, gọn gàng và ngăn nắp hơn, đồng thời tiết kiệm được thời gian, công sức dọn dẹp.

2. Dọn từ trên xuống dưới

Khi dọn nhà đón Tết, bạn nên làm sạch từ nơi cao xuống nơi thấp. Ví dụ như quét mạng nhện trên trần nhà, nóc tủ trước rồi hẵng tới lau bàn ghế, quét nhà…

Quét dọn từ khu vực nhỏ đến khu vực lớn như sắp xếp ngăn kéo, tủ lạnh trước rồi dọn trên bàn, phòng khách, phòng bếp… Đồng thời, nên quét từ trong ra ngoài, chẳng hạn như bắt đầu từ phòng ngủ trước sau đó đi ra phòng khách.

Mệt rã rời vì dọn nhà đón Tết? Chuyên gia gợi ý 5 nguyên tắc để làm được gấp đôi với một nửa công sức-2

3. Lau khô trước rồi lau ướt

Trước khi lau ướt, hãy dùng chổi và giẻ khô để phủi sạch bụi, không nên dùng khăn ướt lau trực tiếp trên bề mặt bụi bẩn. Bởi nếu làm như vậy, bụi bẩn và dung dịch tẩy rửa sẽ tạo thành một hỗn hợp chất bẩn khó chịu và dây ra khắp không gian.

Khi sàn nhà, mặt bàn, mặt ghế,… còn ướt, bạn sẽ không thấy vấn đề gì cả. Nhưng một khi bề mặt khô, bạn sẽ thấy những vết bẩn xuất hiện, thậm chí có khi còn bẩn hơn khi chưa lau. Như vậy sẽ rất tốn công tốn sức khi phải lau lại một lần nữa. Vì vậy, bạn đừng “lười” cắt bớt giai đoạn lau khô kẻo rước thêm bực, thêm việc vào người.

4. Chú ý thông gió

Khi dọn nhà đón Tết, trước tiên phải mở cửa ra vào và cửa sổ để thông gió, như vậy nhà cửa sẽ thông thoáng hơn, nhanh khô hơn.

Ngoài chú ý đến vấn đề thông gió, bạn cũng nên chú ý tới vấn đề ánh sáng. Nếu thấy bóng đèn đã cũ, tối và mờ, tốt nhất nên thay bóng đèn mới để ngôi nhà của bạn sáng bừng trong năm mới.

Mệt rã rời vì dọn nhà đón Tết? Chuyên gia gợi ý 5 nguyên tắc để làm được gấp đôi với một nửa công sức-3

5. Sử dụng chất tẩy rửa

Sử dụng chất tẩy rửa sẽ giúp công việc lau chùi dễ dàng và hiệu quả hơn, đồng thời tiết kiệm được thời gian và công sức. Tuy nhiên khi chọn chất tẩy rửa, bạn nên chọn những loại có thương hiệu và sử dụng đúng theo hướng dẫn.

Ngoài ra, với bề mặt bàn ghế hay cửa kính, tốt nhất không nên xịt dung dịch tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt. Việc này có thể khiến những vệt dung dịch bị đọng lại trên bề mặt, tạo ra vết loang lổ. Tốt hơn hết hãy xịt dung dịch tẩy rửa lên khăn sạch rồi hẵng lau chùi.

 

TheoThời báo văn học nghệ thuật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://arttimes.vn/gia-dinh/met-ra-roi-vi-don-nha-don-tet-chuyen-gia-goi-y-5-nguyen-tac-de-lam-duoc-gap-doi-voi-mot-nua-cong-suc-c59a41771.html

dọn dẹp nhà cửa


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.