- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mở nắp bồn cầu sau khi đi vệ sinh tác hại lớn đến đâu?
Đóng nắp bồn cầu sau khi đi vệ sinh là động tác thường bị bỏ qua; tuy đây là việc nhỏ nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe lại rất lớn so với hình dung của nhiều người.
Đóng nắp bồn cầu sau khi đi vệ sinh và trước lúc ấn nút xả nước là điều được các chuyên gia về vệ sinh khuyến cáo, nhưng thực tế lại bị rất nhiều người bỏ qua. Người ta xem thường động tác nhỏ này vì không đánh giá đúng tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng thực sự của nó. Thậm chí một số người còn cho rằng việc đóng nắp không thật sự cần thiết.
Nên đóng hay mở nắp bồn cầu sau khi đi vệ sinh?
Câu trả lời chính xác là nên đóng nó lại sau mỗi lần đi vệ sinh, bất kể là đại tiện hay tiểu tiện. Nguyên nhân là khi xả bồn cầu, áp lực nước sẽ sẽ làm vi khuẩn, vi sinh vật bên trong bắn ra ngoài không khí. Chúng sẽ bám vào bàn chải đánh răng, khăn tắm và các đồ vệ sinh cá nhân khác trong phòng tắm.
Chia sẻ trên trang Today Home, TS Janet Hill, nhà vi trùng học, thành viên Hội đồng Nghiên cứu thực vật Quốc gia Canada, cho biết: “Những giọt lớn hơn và khí dung có thể không di chuyển quá xa phía trên hoặc xung quanh nhà vệ sinh, nhưng những giọt rất nhỏ có thể lơ lửng trong không khí một thời gian.
Bồn cầu chứa vi khuẩn và các vi sinh vật khác từ phân, nước tiểu và thậm chí có thể là chất nôn mửa, và chúng sẽ tồn tại một ít trong các giọt nước. Mỗi gram phân người chứa hàng tỷ tỷ vi khuẩn, cũng như virus và thậm chí một số loại nấm. Cách dễ nhất để chúng không bao phủ phòng tắm của bạn là đóng nắp bồn cầu lại”.
Nên đóng hay mở nắp bồn cầu sau khi đi vệ sinh? Câu trả lời chính xác là nên đóng nó lại. (Ảnh: Ideal Home)
Rất nhiều loại vi trùng và mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cũng đã được tìm thấy trong nhà vệ sinh, bao gồm virus cúm, khuẩn E. coli, khuẩn salmonella, virus viêm gan A và virus gây bệnh zona.
Trong đó, khuẩn E.coli gây ra các vấn đề về đường ruột, các triệu chứng tiêu chảy, sốt, nôn hay nặng hơn là trụy mạch, rối loạn tuần hoàn, suy thận. Chúng xâm nhập các mạch máu làm tổn thương tim, thận, não...
Chính vì vậy, đừng bao giờ băn khoăn là nên đóng hay mở nắp bồn cầu sau khi đi vệ sinh; hãy đóng nắp bồn cầu lại bất kể bồn cầu nhà bạn sạch đến đâu. "Bồn cầu có nắp là có lý do", Hill nói. "Nó giúp không gian xung quanh được vệ sinh, và bảo vệ chính sức khỏe của con người".
Khi xả bồn cầu, áp lực nước sẽ sẽ làm vi khuẩn, vi sinh vật bên trong bắn ra ngoài không khí. (Ảnh: Science I HowStuffWorks)
Một số lưu ý khác để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn từ bồn cầu:
- Để bàn chải đánh răng hay các sản phẩm vệ sinh cá nhân khác ở vị trí cách xa bồn cầu.
- Nếu sử dụng nhà vệ sinh công cộng, sau khi bấm nút xả nước, bạn phải đi ra ngoài ngay. “Nếu bạn đang ở trong nhà vệ sinh công cộng, hãy giữ sạch sẽ nhất có thể bằng cách không cúi xuống bồn cầu khi xả nước và rửa tay ngay sau đó”, TS Janet Hill khuyên.
- Việc làm sạch nhà vệ sinh cũng như bồn cầu hằng ngày để giữ cho mọi thứ sáng sủa và ngăn chất bẩn tích tụ, giúp nhà vệ sinh không có mùi khó chịu hay tồn tại những vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Nếu nhà bạn có tấm rèm bồn tắm, hàng tuần hãy tháo rời chúng để giặt sạch rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Còn với sàn nhà, ngay cả khi chúng sẽ sớm ướt trở lại, các chuyên gia vẫn khuyến cáo người dùng nên lau khô sau mỗi lần sử dụng nhằm phòng tránh các loại vi khuẩn, nấm mốc. Trước khi để khô, hãy vệ sinh nó với các loại nước tẩy rửa chuyên dụng và dùng bàn chải, chổi cọ để vệ sinh kỹ.
Nếu dưới sàn nhà vệ sinh, nhà tắm có những tấm thảm, tốt hơn hết cũng nên giặt chúng và phơi khô.
Không chỉ những vật dụng trong nhà vệ sinh mà bất cứ thứ gì xung quanh chúng ta cũng tồn tại một lượng vi khuẩn nhất định. Điều duy nhất chúng ta có thể làm để khắc phục là chăm chỉ vệ sinh, dọn dẹp hàng ngày và thay thế ngay khi chúng có dấu hiệu hỏng hóc, nấm mốc.
Một số sai lầm khi sử dụng nhà vệ sinh
- Không làm khô bàn chải cọ bồn cầu: Nếu bàn chải cọ bồn cầu luôn ẩm ướt, nó sẽ là nơi trú ngụ tuyệt vời của vi khuẩn. Bởi vậy sau mỗi lần sử dụng, hãy làm khô bằng mọi cách.
- Không khử trùng bàn chải cọ nắp bồn cầu: Hai tháng một lần, cần khử trùng bàn chải cọ bồn cầu để loại bỏ vi khuẩn.
- Dành nhiều thời gian ngồi trên bồn cầu: Nhiều người có thói quen cầm theo điện thoại để đọc báo, lướt internet mỗi khi đi vệ sinh. Tuy nhiên các bác sỹ cảnh báo, việc dành thời gian quá lâu cho việc đi vệ sinh rất có thể gây ra bệnh trĩ.
Theo VTC news
-
Mẹo vặt10 giờ trướcKhông cần bóc vỏ để kiểm tra độ chín, các mẹo sau sẽ giúp bạn nhận biết trứng luộc đã chín hay chưa mà vẫn giữ nguyên hình dáng của nó cho đến khi ăn.
-
Mẹo vặt15 giờ trướcMặc dù nhài là loại cây khỏe, dễ trồng nhưng để hoa nở nhiều thì phải có mẹo; dưới đây là 4 bí quyết trồng nhài ra nhiều hoa, bông to, nở quanh năm.
-
Mẹo vặt21 giờ trướcRang cơm là một cách để tận dụng cơm nguội còn thừa, và thực tế món cơm rang cũng phải dùng cơm nguội mới ngon, tại sao?
-
Mẹo vặt1 ngày trướcCách trồng chanh trong chậu không chỉ mang lại không gian xanh mát cho ngôi nhà mà còn cung cấp những trái chanh tươi ngon, giàu nguồn vitamin C.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcCửa kính trong nhà dễ bị hấp hơi nước vào những ngày mưa ẩm, hay khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch nhiều, phải làm sao để xử lý?
-
Mẹo vặt2 ngày trướcGiặt chung quần áo với hạt tiêu đen là một mẹo giặt giũ đơn giản nhưng lại mang đến nhiều hiệu quả mà ít người ngờ đến.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcNếu làm món rán, bạn nên dùng các loại dầu ăn chịu được nhiệt độ cao để hạn chế nguy cơ sức khỏe do sức nóng phá hủy chất béo, tạo ra các chất độc.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcĐể bảo đảm hương vị món ăn và sự an toàn cho gia đình, bạn cần nắm được các bí quyết chọn thịt lợn ngon không có chất cấm.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcRửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcNhiều người băn khoăn, khi rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy để cá có chín đều từ ngoài vào trong, giòn thơm hấp dẫn.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcViệc chọn trồng loại rau phù hợp với thời tiết sẽ giúp đảm bảo sự sinh trưởng của chúng; dưới đây là những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông.