Ngâm bát đĩa trước khi rửa là sai lầm! Vi khuẩn sẽ tăng gấp 7 lần nếu bát đĩa không được rửa đúng cách

Để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, hãy tránh những sai lầm trong việc rửa bát dưới đây.

Thời tiết mùa hè nắng nóng, nếu vệ sinh không kỹ càng dễ sinh sôi một lượng lớn vi khuẩn. Khi rửa lại bát đĩa có thể dẫn đến lây nhiễm chéo vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Nếu càng sử dụng lâu, sẽ có càng nhiều vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Theo nghiên cứu, sau một tuần sử dụng giẻ rửa bát đã có số lượng vi khuẩn lên tới 2,2 tỷ.

Ngâm bát đĩa trước khi rửa là sai lầm! Vi khuẩn sẽ tăng gấp 7 lần nếu bát đĩa không được rửa đúng cách-1

Vi khuẩn thích môi trường ẩm ướt, vì vậy đừng để giẻ lau cạnh bồn rửa hoặc trên bếp, hãy giặt thật sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Khi sử dụng và quản lý giẻ rửa bát, nhìn chung có thể tuân theo các nguyên tắc sau:

Thay thế định kỳ

Sau khi cọ rửa xoong nồi hàng ngày, hãy rửa thật sạch giẻ lau bằng chất tẩy rửa và nước, sau đó treo ở nơi thoáng gió để khô tự nhiên. Giẻ dùng càng lâu thì càng chứa nhiều vi khuẩn, nếu có thể thì tốt nhất nên khử trùng mỗi ngày một lần, mỗi tuần thay một lần là tốt nhất.

Làm sạch bằng vỏ trứng

Giặt bằng vỏ trứng không chỉ có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn mà còn tiết kiệm chi phí cho những gia đình thường xuyên thay giẻ lau.

Ngâm bát đĩa trước khi rửa là sai lầm! Vi khuẩn sẽ tăng gấp 7 lần nếu bát đĩa không được rửa đúng cách-2

Cách làm: Cho giẻ rửa bát vào nồi nước, sau đó cho vỏ trứng vào. Đun lửa lớn, mở vung đun 5 phút. Luộc một nồi giẻ rửa bát chỉ cần khoảng 5 vỏ là đủ. Do có một lớp lòng trắng trứng trên thành trong của vỏ trứng và protease chứa trong đó nên có khả năng làm sạch mạnh mẽ. Sau khi luộc xong thì vớt giẻ ra, xả lại bằng nước lạnh, phơi nơi thoáng gió, có nắng cho khô.

Phương pháp khử trùng

- Khử trùng bằng lò vi sóng: Ngâm miếng giẻ trong một bát nước và cho vào lò vi sóng trong 3 phút.

- Khử trùng đun sôi: Cho giẻ vào nồi nước sôi và nấu trong 3-4 phút.

- Khử trùng bằng chất khử trùng: Thêm 1 ml chất khử trùng vào 250 ml nước và ngâm giẻ trong nước đã pha chế trong hơn hai giờ.

Để những chiếc bát đĩa sạch sẽ, thơm tho bạn không chỉ chú ý đến giẻ rửa bát mà ngay cả cách rửa bát cũng rất quan trọng. Dưới đây là cách rửa bát đúng

1. Phân loại bát đĩa có dầu và không dầu

Nếu bát đĩa không được phân loại sẽ làm lấy lan dầu mỡ cho nhau, từ đó tăng gấp đôi khối lượng công việc cọ rửa. Vì vậy, nên chia bát đĩa thành từng loại, tách riêng loại có dầu và không có dầu, rửa loại không dầu trước rồi mới rửa loại có dầu. Ngoài ra, bát đựng thịt sống nên để riêng với bát đựng thức ăn chín, trái cây và rau củ. Bát thức ăn chín rửa trước, bát thịt sống rửa sau.

Ngâm bát đĩa trước khi rửa là sai lầm! Vi khuẩn sẽ tăng gấp 7 lần nếu bát đĩa không được rửa đúng cách-3

Mẹo: Khi rửa bát đĩa, hãy chú ý đến đáy bát đĩa. Nếu không để ý đáy bát, khi xếp bát, đáy bát này đè lên bát kia, vi khuẩn ở đáy bát này lại bị đưa sang bát kia.
 
2. Rửa chén càng sớm càng tốt, không ngâm lâu

Nhiều gia đình có thói quen ngâm bát vào bồn rửa sau khi ăn và rửa chung sau khi mọi người ăn xong. Như mọi người đã biết, thứ bạn ngâm không phải là chậu bát, mà là một chậu vi khuẩn! Hơn nữa, bát để càng lâu càng khó rửa, nhất là vào mùa hè, nếu để sang bữa sau, cặn thức ăn sẽ lên men, bốc mùi khó chịu.

Ngâm bát đĩa trước khi rửa là sai lầm! Vi khuẩn sẽ tăng gấp 7 lần nếu bát đĩa không được rửa đúng cách-4

Một khi bát đĩa đã bám vào một lượng vi trùng tương tự, thì cho dù chúng được làm sạch bằng miếng bọt biển và chất tẩy rửa thì vẫn sẽ có một lượng vi trùng nhất định còn sót lại trên bát đĩa. Vì vậy, tốt nhất sau khi ăn xong nên rửa bát đĩa ngay khi nước trong bát cạn, rửa nồi ngay sau khi nấu xong. Khi đáy nồi còn hơi nóng thì cho nước ấm vào, cho dầu ăn vào, vết bẩn sẽ dễ dàng được rửa sạch. Đối với chảo chống dính, không nên dội ngay nước lạnh vào chảo, vì sự giãn nở và co lại do nhiệt dễ làm hỏng lớp phủ bề mặt.

3. Pha loãng nước rửa chén với nước ấm để tăng hiệu quả

Nên nhỏ vài giọt chất tẩy rửa vào nửa bát nước để pha loãng, sau đó dùng giẻ nhúng một lượng nhỏ để cọ rửa. Không bôi xà phòng trực tiếp lên giẻ lau. Khi cọ rửa bát đĩa bằng chất tẩy rửa như xà phòng rửa bát, tốt nhất nên dùng nước ấm. Do thành phần chính trong chất tẩy rửa chứa một lượng lớn enzyme phân hủy và nhiệt độ để enzyme phân hủy hiệu quả cao nhất là khoảng 38 độ.  

Mẹo: Bạn cũng có thể dùng tinh bột để rửa bát đĩa thay cho chất tẩy rửa. Tinh bột có thể kết hợp với dầu nên rất dễ rửa sạch bằng nước.

4. Rửa sạch bằng nước nóng để tránh dư lượng chất tẩy rửa

Cuối cùng, nhớ tráng chén đĩa bằng nước nóng để loại bỏ dầu mỡ và chất tẩy rửa còn sót lại trên bề mặt. Vì một số vi khuẩn dễ bám vào và chất tẩy rửa chỉ có thể làm sạch vết dầu nên vẫn cần rửa kỹ mặt trong và mặt ngoài của bát, đũa dưới vòi nước chảy.

Ngâm bát đĩa trước khi rửa là sai lầm! Vi khuẩn sẽ tăng gấp 7 lần nếu bát đĩa không được rửa đúng cách-5

Nếu bạn rửa bằng nước lạnh, dầu đã phân hủy sẽ bám lại trên bề mặt bát đĩa khi gặp nước lạnh và bạn sẽ mất nhiều thời gian làm sạch hơn. Mặt khác, chất tẩy rửa có độ hòa tan cao trong nước nóng nên bạn có thể loại bỏ chất tẩy rửa dư thừa một cách hiệu quả. 

5. Bát đĩa và đũa phải được để ráo nước và lau khô

Chén, đũa sau khi rửa xong nên úp xuống cho nhanh khô. Lưu ý không dùng giẻ lau khô để tránh vi sinh vật sinh sôi. Ngoài ra, sau khi rửa bát đĩa, nhớ lau sạch bồn rửa và các mặt bàn xung quanh. Nếu không, bồn rửa sẽ trở thành một địa điểm tuyệt vời cho sự lây nhiễm chéo của vi sinh vật.

6. Bát đĩa, đũa nên được khử trùng để tránh "bệnh từ miệng"

Rửa bát xong nhớ cho bát đũa vào máy rửa bát để khử trùng, nếu không có máy rửa bát thì phơi nắng trực tiếp, dùng tia cực tím để khử trùng.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.