Nhà "ốm" vì tác nhân gây bệnh ẩn náu khắp nơi: Bật mí cách diệt khuẩn 9 nơi bạn thường bỏ qua

Ngay trong nhà chúng ta ở có rất nhiều đồ vật là tác nhân ẩn chứa bụi bẩn và vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Mặc dù, nhìn vẻ bề ngoài chúng có vẻ rất sạch sẽ.

Cụm từ khiến nhiều bà mẹ lo ngại nhất luôn là nhà "ốm", con ốm. Nhưng bạn có biết, ngay trong nhà chúng ta ở có rất nhiều đồ vật là tác nhân ẩn chứa bụi bẩn và vi khuẩn gây hại cho cơ thể chúng ta. Mặc dù nhìn vẻ bề ngoài, có thể bạn sẽ nghĩ "nhìn sạch thế này thì chắc không bẩn đâu" và quên ngay việc dọn dẹp chúng. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm vì các loại bụi bẩn, vi khuẩn quá nhỏ để chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hãy cùng xem trong nhà bạn có những loại đồ vật nào như ở dưới đây mà chúng ta nên vệ sinh hàng ngày không.

1. Vải vụn

Khăn lau đa năng trong nhà bếp được dùng để lau thức ăn thừa, vết dầu mỡ hay thậm chí là cả tay của chúng ta, vì thế không có gì khó hiểu khi nó tích tụ bụi bẩn ở khắp mọi nơi. Vì vậy, sau mỗi ngày sử dụng xong, khăn lau nên được giặt sạch ngay lập tức để giữ khăn luôn sạch sẽ, thơm tho. Mặt khác, khăn lau tay trong nhà tắm cũng nên thay và giặt sạch 2 ngày/lần, nếu nhà đông người thì nên thay hàng ngày.

Nhà ốm vì tác nhân gây bệnh ẩn náu khắp nơi: Bật mí cách diệt khuẩn 9 nơi bạn thường bỏ qua-1

2. Chìa khóa

Cho dù bạn có rửa tay tốt như thế nào thì cũng không thể thoát khỏi bụi bẩn bám trên chìa khóa. Hãy nghĩ xem hàng ngày chúng ta sử dụng chìa khóa như thế nào: Đặt nó trên sàn nhà, đặt nó trong túi của bạn, hoặc cầm nó khi tay bạn bị dính thức ăn…Tất cả những hành động của bạn đều có thể gây ra sự tích tụ lớn của bụi bẩn, vi trùng. Vì vậy, sau mỗi lần sử dụng, tốt hơn hết là bạn nên lau chìa khóa bằng dung dịch sát khuẩn.

3. Gạch trong phòng tắm

Phòng tắm là nơi chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn hơn bất kỳ căn phòng nào khác trong nhà, vì vậy chúng ta cần phải làm sạch chúng thường xuyên. Đặc biệt, nếu các bức tường của phòng tắm được lát gạch thì càng phải chăm lau chùi hàng ngày hơn. Bằng cách xịt nước lên tường và lau khô bằng khăn sau lần sử dụng cuối cùng trong ngày, điều này ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn, nấm mốc và nhiều tạp chất khác. 

4. Miếng bọt biển

Tương tự khăn lau nhà bếp đa năng nên được làm sạch hàng ngày thì những miếng bọt biển đa năng cũng vậy. Đặc biệt là miếng bọt biển rửa chén. Vì mỗi lần rửa bát, chất bẩn từ bát-chén sẽ bám lại và tích tụ trong miếng bọt biển rất nhiều, chỉ rửa sạch bằng nước thôi là chưa đủ để loại bỏ hết những tạp chất đó. Tốt nhất, bạn nên rửa kỹ miếng bọt biển bằng chất tẩy rửa, sau đó cho vào lò vi sóng quay 2-3 phút ở nhiệt độ thấp nhất để diệt hết vi trùng.

5. Bồn rửa

Cho dù đó là bồn rửa, chậu rửa hay bồn tắm thì cũng là một khu vực chứa đầy bụi bẩn và vi trùng. Nhất là ở các ngóc ngách hoặc chỗ thoát nước, vi khuẩn có thể văng ra xung quanh bồn rửa mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vì vậy, sau lần sử dụng cuối cùng trong ngày, bạn nên làm sạch bồn rửa cả bên trong và khu vực xung quanh.

Nhà ốm vì tác nhân gây bệnh ẩn náu khắp nơi: Bật mí cách diệt khuẩn 9 nơi bạn thường bỏ qua-2

6. Bát đĩa ngâm nước

Bát đĩa sau khia ăn xong, tuyệt đối không cho vào bồn rửa ngâm bởi việc đó sẽ khiến bát đĩa thêm bẩn và tích tụ nhiều vi khuẩn hơn. Vì vậy, hãy đặt ra một quy tắc cho bản thân và gia đình bạn rằng: Ăn xong khi nào thì hãy lập tức dậy rửa chén bát, đừng ngâm nó qua đêm.

7. Máy pha cà phê

Nếu bạn phải sử dụng máy pha cà phê mỗi ngày thì nên vệ sinh chúng cẩn thận bởi bên trong thiết bị có thể sẽ chứa đầy hơi ẩm, mùi mốc hay dầu từ hạt cà phê còn sót lại và tích tụ. Nếu bạn không muốn uống cà phê cùng với những thứ bẩn thỉu này thì nên làm sạch nó sau mỗi lần sử dụng. Bằng cách tháo rời từng dụng cụ, rửa và phơi khô, sau đó nghiêm túc làm sạch nó vào cuối tuần.

Nhà ốm vì tác nhân gây bệnh ẩn náu khắp nơi: Bật mí cách diệt khuẩn 9 nơi bạn thường bỏ qua-3

8. Thớt

Thớt là vật dụng nhà bếp dễ bị bám bẩn và tích tụ vi khuẩn vì mỗi khi bạn thái thức ăn thì có thể một lượng thức ăn thừa sẽ bị mắc kẹt trong rãnh đó. Và nếu bỏ qua việc làm sạch nó mỗi ngày, bạn có thể chắc chắn rằng bụi bẩn, vi trùng và vi khuẩn sẽ nhanh chóng tích tụ. Phương pháp đơn giản để làm sạch: Ngâm thớt trong hỗn hợp nước và giấm với lượng bằng nhau rồi để trong 2 phút, hoặc pha 1 thìa baking soda với ½ lít nước nóng đổ lên mặt thớt 5-10 phút, rồi rửa lại với nước sạch là xong.

9. Cọ và mút trang điểm

Khuôn mặt được coi là một bộ phận quan trọng trên cơ thể, nhất là phái nữ. Do đó, tuyệt đối không được mang cọ, mút trang điểm bẩn chạm vào mặt hàng ngày vì nó có thể gây ra các vấn đề viêm nhiễm cho da mặt, hình thành mụn trứng cá… Một cách tốt sau khi trang điểm xong là rửa sạch bằng nước xà phòng và nước ấm mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn.

Nhà ốm vì tác nhân gây bệnh ẩn náu khắp nơi: Bật mí cách diệt khuẩn 9 nơi bạn thường bỏ qua-4

Theo An Nhiên - Vietnamnet


mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.