- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những thứ không được để chung với điện thoại di động
Điện thoại di động của bạn sẽ nhanh hỏng nếu thường xuyên bị để chung với những vật này.
Điện thoại di động là thứ đồ dùng khá đắt tiền, sẽ khiến bạn tốn kha khá ngân sách khi phải mua mới. Vì thế, bạn cần bảo quản, giữ gìn đúng cách để kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Việc lưu ý tránh để chung với những món đồ vật "kỵ rơ" cũng giúp bạn sử dụng điện thoại được lâu hơn.
Những thứ không được để chung với điện thoại di động
Trang Aboluowang nêu khuyến cáo của các chuyên gia về 5 thứ không được để chung với điện thoại di động nếu bạn không muốn sớm thay máy mới.
Chìa khóa
Nhiều người để cả chìa khóa lẫn điện thoại di động trong túi quần. Khi đó, các cạnh, góc của chìa khóa sẽ dễ làm trầy xước điện thoại. Chìa khóa cũng có thể đập vào màn hình điện thoại, gây nứt vỡ.
Thói quen cho điện thoại vào túi quần sau càng dễ khiến nó bị nứt vỡ màn hình hơn. Không chỉ vậy, điện thoại để ở túi quần sau rất dễ trượt và rơi.
Chìa khóa sẽ làm trầy xước điện thoại di động nếu để chung trong túi quần. (Ảnh: Vecteezy)
Tiền mặt
Một số người thường để vài tờ tiền mặt trong ốp điện thoại phòng trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, cách làm này sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng tản nhiệt của điện thoại, lâu ngày có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
Ngoài ra, nếu ốp điện thoại trong suốt, tờ tiền rất dễ thu hút sự chú ý của kẻ trộm.
Chất lỏng
Đừng để đồ uống và những thứ chứa chất lỏng cùng chỗ với điện thoại di động của bạn. Nước có thể rò rỉ ra ngoài và chảy vào điện thoại di động, gây hỏng hóc.
Chai chứa chất lỏng là một trong những thứ không được để chung với điện thoại di động. (Ảnh: Pexels)
Những vật có từ tính
Thỏi son là ví dụ điển hình. Nếu hai nắp son tự động dính vào nhau, điều đó có nghĩa là nắp gắn nam châm. Nếu được đặt gần điện thoại di động trong một thời gian dài, nam châm sẽ ảnh hưởng xấu đến tín hiệu của thiết bị, làm nhiễu từ trường của một số linh kiện điện tử, từ hóa thiết bị cảm biến bên trong nó.
Căn cước công dân, thẻ ngân hàng
Loại giấy tờ quan trọng này là một trong những thứ không được để chung với điện thoại di động hay để trong ốp điện thoại. Bạn rút điện thoại ra sử dụng rất thường xuyên và quá trình dễ gây rơi giây tờ.
Đặt điện thoại di động bên cạnh khi ngủ có sao không?
Trang Very well Health (Mỹ) cho rằng thói quen để điện thoại ngay trên giường ngủ, dưới gối hay để ở nơi quá gần giường ngủ sẽ là mối nguy tiềm tàng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Giảm chất lượng giấc ngủ
Nếu để điện thoại bên cạnh khi đang ngủ, một vài tình huống xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn, chẳng hạn như tiếng chuông điện thoại hoặc thông báo tin nhắn sẽ làm bạn giật mình. Sự gián đoạn giấc ngủ khiến bạn bực bội và thậm chí khó ngủ lại, dẫn đến thiếu ngủ, mệt mỏi.
Không nên để điện thoại bên cạnh khi ngủ. (Ảnh: Safesleevecases)
Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản
Việc sử dụng điện thoại khiến giấc ngủ của bạn bị trì hoãn. Tình trạng ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn theo nhiều cách khác nhau và gây ra các vấn đề về sức khỏe sinh sản.
Khi để điện thoại gần giường ngủ, bức xạ từ điện thoại cũng gây hại cho cơ thể bạn, dẫn đến các cơn đau đầu, đau cơ, ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Tốt hơn hết, bạn nên để điện thoại ở xa giường ngủ.
Tai nạn do điện thoại phát nổ
Khi bạn đặt điện thoại dưới gối hoặc sạc pin qua đêm, máy sẽ tỏa nhiệt. Lớp vỏ gối và ga giường ngăn chặn điện thoại tản nhiệt, làm tăng nguy cơ phát nổ. Tốt hơn hết, bạn nên sạc điện thoại ở xa giường ngủ.
Các chuyên gia khuyên nên đặt điện thoại ở vị trí xa giường ngủ và tốt nhất là ngoài phòng ngủ. Thông thường, sẽ không có gì khẩn cấp đến mức không thể chờ đến sáng hôm sau. Bằng cách để điện thoại ở xa, bạn sẽ đảm bảo được chất lượng giấc ngủ và không lo lắng đến việc điện thoại phát nổ, nguy hiểm đến tính mạng.
Theo VTC
-
Mẹo vặt6 giờ trướcGạo để lâu thường xuất hiện mối mọt, hãy bỏ túi những mẹo dưới đây để có thể bảo quản gạo, tránh mối mọt theo cách đơn giản mà hiệu quả nhất.
-
Mẹo vặt10 giờ trướcKhi mua quần áo mới về có cần giặt trước khi mặc là băn khoăn chung của nhiều người. Vậy câu trả lời đúng là gì?
-
Mẹo vặt18 giờ trướcLà bước quan trọng ngay từ khi lắp đặt bình nóng lạnh, nhưng vẫn rất nhiều gia đình chủ quan với thao tác này.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcTrong hàng vạn loại bia có mặt trên thị trường, đại đa số đều được đóng trong chai thủy tinh hoặc lon kim loại chứ hiếm khi được đóng trong chai nhựa, vì sao?
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNhiều người bối rối không biết khi mua bưởi nên chọn quả nhọn hay quả tròn sẽ ngon hơn, và liệu hình dáng quả bưởi có ảnh hưởng nhiều đến hương vị hay không.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcMột số loại thực phẩm được chuyên gia khuyên nên rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy, chẳng hạn như rau sống, cách này nếu áp dụng với thịt gà sống liệu có đúng?
-
Mẹo vặt2 ngày trướciPhone đã có tính năng giấu ảnh riêng tư trên điện thoại, Cách giấu ảnh riêng tư trên iPhone giúp người dùng có thể cất đi những bức hình mà mình không muốn cho ai xem.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcĐã có những vụ hỏa hoạn xảy ra từ thiết bị quạt hút mùi, quạt thông gió. Chuyên gia cho rằng, khi trang bị thiết bị này ở trong nhà cần biết cách vệ sinh để tránh những tai họa.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcÁp dụng những mẹo tiết kiệm điện nước dưới đây, hóa đơn hàng tháng của gia đình bạn dành cho 2 khoản chi này sẽ giảm rõ rệt.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcVới những gia đình có nhu cầu sử dụng máy sưởi, quạt sưởi vào mùa đông, việc thiết bị tiêu tốn bao nhiêu điện là vấn đề rất đáng quan tâm.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcXuống hơi chậm là tình trạng báo hiệu lốp hoặc la-zăng của xe đang gặp sự cố, nếu không kịp thời xử lý sẽ gây mất an toàn khi di chuyển.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcNhiều bà nội trợ thường chia sẻ cho nhau kinh nghiệm “mua thịt lợn không mua thịt cổ, mua cá không mua cá diếc”. Vì sao lại như vậy?