- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đừng vội cho nồi thủy tinh đi vì vẫn có cách dùng được trên bếp từ
Nồi thuỷ tinh không sử dụng trực tiếp trên bếp từ nhưng nếu nhà bạn có một chiếc nồi thuỷ tinh thì có thể sử dụng thêm miếng lót bếp từ bằng Inox hay còn gọi là đĩa truyền nhiệt bếp từ để nấu ăn.
Như chúng ta đã biết, nồi thủy tinh có thiết kế sang trọng, chất liệu an toàn trong vệ sinh thực phẩm, khả năng chịu sốc nhiệt tốt nên rất được lòng các chị em nội trợ. Nhiều người muốn sử dụng nồi thủy tinh để nấu trên bếp từ cho món ăn ngon đúng điệu. Tuy nhiên, để sử dụng được nồi thủy tinh trên bếp từ cần phải áp dụng một số mẹo.
Nguyên lý
Về nguyên lý, nồi thủy tinh là một trong những loại nồi không thể dùng được trên bếp từ. Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý chỉ vận hành khi dụng cụ nấu có đáy nhiễm từ. Chất liệu thủy tinh là chất liệu không nhiễm từ. Do đó, khi đặt nồi thủy tinh lên bếp từ sẽ không thể truyền nhiệt để nấu chín thực phẩm.
Mẹo dùng nồi thủy tinh trên bếp từ
Tuy không dùng nồi thủy tinh trên bếp từ trực tiếp nhưng người dùng vẫn có thể sử dụng chúng một cách gián tiếp.
Dùng miếng lót đặt nồi thủy tinh lên để nấu ăn.
Dùng miếng lót
Miếng lót này là 1 tấm thép không gỉ (inox 304 hoặc 430) loại nhiễm từ, có tác dụng nhận từ trường từ bếp chuyển hoá thành nhiệt truyền lên nồi để nấu chín thức ăn. Vì thế, khi nấu ăn chúng ta chỉ cần đặt đĩa chuyển nhiệt bếp từ lên trên vùng nấu cân đối, cho nồi thủy tinh lên và khởi động bếp là có thể chế biến các món ngon cho gia đình.
Miếng lót này không chỉ hỗ trợ dùng nồi thủy tinh trên bếp từ mà miếng lót này còn dùng được với nồi nhôm, gốm, sứ…
Sau khi nấu xong, chúng ta đợi khoảng 1 phút để đĩa từ nguội bớt rồi mới lấy ra và vệ sinh. Không dùng chất tẩy rửa có tính ăn mòn hoặc dụng cụ rửa sắc nhọn để tránh làm hư đĩa truyền nhiệt.
Ngoài ra, chúng ta có thể tìm những sản phẩm nồi thủy tinh có gia công thêm phần đáy nhiễm từ. Loại nồi này được các nhà sản xuất sử dụng chất liệu có chứa từ tính ở đáy nồi nên có khả năng nấu ăn trên dòng bếp từ.
Bếp điện từ kết hợp
Thay vì chọn bếp từ, chúng ta hãy chọn mua bếp điện từ. Chiếc bếp điện từ sẽ có một bên là bếp hồng ngoại, một bên là bếp từ. Những chiếc nồi chứa từ tính, chúng ta đun trên vùng từ. Còn các nồi thủy tinh, nồi nhôm, nồi đất không dẫn từ, chúng ta nấu trên vùng hồng ngoại. Có thể nói đây là một giải pháp toàn diện trong việc chuyển đổi từ bếp gas sang bếp từ hồng ngoại vừa an toàn vừa tận dụng được những dụng cụ nấu nướng cũ.
Dùng nồi thủy tinh có gia công thêm phần đáy nhiễm từ để nấu.
Lưu ý khi dùng đĩa truyền nhiệt trên bếp từ
- Chọn đĩa từ phù hợp với kích thước của bộ nồi: Việc lựa chọn đúng kích thước đĩa từ sẽ đảm bảo nồi được làm nóng đúng mức và thực phẩm được chế biến một cách hiệu quả. Điều này cũng giúp tránh tình trạng thất thoát nhiệt gây lãng phí.
- Chọn đĩa từ có độ ma sát tốt với đáy nồi, giúp giảm tình trạng trơn trượt khi nấu ăn, đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Đảm bảo đáy nồi thủy tinh phẳng để tối ưu hóa diện tích tiếp xúc và duy trì khả năng truyền nhiệt. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng và nấu nhanh hơn.
- Kiểm tra đĩa truyền nhiệt trên bếp từ xem nó có thẳng không. Đĩa vênh hoặc cong có thể làm giảm hiệu suất truyền nhiệt và làm mất đi tính an toàn.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng nồi thủy tinh nấu bếp từ
Ưu điểm
An toàn cho sức khỏe: Nồi thủy tinh được làm từ chất liệu thủy tinh borosilicat cao cấp, không chứa BPA và các chất độc hại khác, nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Khả năng chịu nhiệt cao: Nồi thủy tinh có khả năng chịu nhiệt lên đến 400 – 800 độ C, nên có thể sử dụng để nấu nướng trên bếp từ, bếp gas, lò nướng và lò vi sóng.
Dễ dàng quan sát: Nắp nồi thủy tinh trong suốt giúp bạn dễ dàng quan sát quá trình nấu nướng mà không cần mở nắp nồi.
Dễ dàng vệ sinh: Nồi thủy tinh có bề mặt trơn nhẵn, không bám dính thức ăn nên rất dễ dàng vệ sinh.
Tính thẩm mỹ cao: Nồi thủy tinh có thiết kế đẹp mắt, sang trọng, giúp tô điểm thêm cho căn bếp.
Nhược điểm
Dễ vỡ: Nồi thủy tinh có khả năng chịu va đập kém, nên cần cẩn thận khi sử dụng để tránh bị vỡ.
Nấu ăn lâu hơn: Nồi thủy tinh dẫn nhiệt kém hơn so với nồi kim loại, nên thời gian nấu ăn sẽ lâu hơn.
Giá thành cao: Nồi thủy tinh có giá thành cao hơn so với nồi kim loại.
Cần sử dụng đĩa từ: Nồi thủy tinh không có khả năng nhiễm từ, nên cần sử dụng đĩa từ để nấu trên bếp từ.
Theo GĐXH
-
Mẹo vặt4 giờ trướcDùng máy giặt cửa trước thế nào hiệu quả nhất, vừa giúp quần áo sạch sẽ, tối ưu hóa hiệu suất máy vừa tiết kiệm chi phí... là điều không phải ai cũng biết.
-
Mẹo vặt9 giờ trướcGiày trắng thời trang, thanh lịch nhưng cũng dễ thành "đồ bỏ" khi không giữ được sự sạch sẽ; sau đây là những điều nên và không nên làm với giày trắng để bảo vệ nó.
-
Mẹo vặt11 giờ trướcVệ sinh máy hút mùi bằng bia và muối là phương pháp đơn giản, tiết kiệm, an toàn để bạn giữ cho không gian bếp luôn sạch sẽ, thơm tho.
-
Mẹo vặt23 giờ trướcNhững mẹo làm sạch bằng cồn nhanh gọn, hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn giữ cho môi trường sống của gia đình mình luôn sạch sẽ, an toàn.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcDưới đây là những lưu ý bạn cần biết về các loại đồ hay được tích trữ nhất, hãy đọc để đảm bảo sức khoẻ cho bạn và gia đình.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNhững đôi giày ướt thường rất lâu khô trong thời tiết mưa ẩm kéo dài, gây mốc hoặc bốc mùi hôi; cách làm khô giày nhanh chóng sẽ giúp bạn tránh được phiền toái này.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcMưa bắt đầu giảm ở miền Bắc nước ta và tại một số địa phương, nước bắt đầu rút. Khi nước rút và tình trạng ngập lụt giảm, người dân cần lưu ý những nguyên tắc nào để đảm bảo an toàn?
-
Mẹo vặt1 ngày trướcTình trạng thiếu nước sạch thường xảy ra ở những vùng ngập lụt, dưới đây là phương pháp dễ thực hiện giúp xử lý nước lũ lụt thành nước sinh hoạt an toàn.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcViệc chợ búa khó khăn khi mưa ngập khiến việc chuẩn bị sẵn thực phẩm cho vài ngày trở nên cần thiết, vậy tích trữ thế nào là khoa học và đâu là những thứ nên mua?
-
Mẹo vặt2 ngày trướcSử dụng dốc nâng gầm, bao cát ngăn lụt, tháo ắc-quy là các cách hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra, nếu không có chỗ đỗ an toàn. Tuy nhiên cách thứ 5 mới thật hiệu quả trong mùa lũ.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcMưa lũ thường kéo theo nước chảy xiết qua các con đường gần vùng núi hoặc đập tràn, gây nguy hiểm cho các phương tiện. Dưới đây là một số hướng dẫn lái xe an toàn cho các tài xế khi buộc phải đi qua các đoạn đường này.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcCác kinh nghiệm thiết thực để bảo vệ ô tô trước những cơn bão lớn như Yagi, giúp giảm thiểu thiệt hại và giữ gìn phương tiện trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcNhiều người có thói quen hâm nóng cơm nguội để ăn vào bữa tiếp theo, tuy nhiên không phải ai cũng biết làm nóng cơm nguội đúng cách để giữ được độ thơm dẻo của cơm.