Ô tô bị ngập nước do mưa lũ, chủ xe cần kiểm tra gì sau khi nước rút?

Một lượng lớn ô tô bị chìm sâu trong nước lũ ở các tỉnh miền Bắc, sau khi nước rút sẽ là lúc các chủ xe sẽ phải đưa xe đến gara sửa chữa, phục hồi và cần đặc biệt lưu ý một số chi tiết quan trọng.

Theo ghi nhận, trận lụt hậu bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh ở miền Bắc, trong đó các đô thị như Hà Nội, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang,... có lượng lớn xe ô tô bị chìm trong biển nước.

Ngập nước luôn là kẻ thù số 1 đối với các phương tiện ô tô bởi ngày nay xe càng hiện đại thì ẩn chứa bên trong có rất nhiều hệ thống điện tử, các chi tiết bôi trơn không được phép tiếp xúc nước…

Ô tô bị ngập nước do mưa lũ, chủ xe cần kiểm tra gì sau khi nước rút?-1
La liệt ô tô đỗ sân chung cư ở Thái Nguyên bị nước ngập đục ngầu bủa vây. Ảnh: Bảo Khánh

Chính vì vậy, sau khi bị ngập lụt, những chiếc ô tô cần phải được cứu hộ ngay để đưa đi khắc phục. Dưới đây là những chi tiết chủ xe cần đặc biệt lưu tâm để việc sửa xe thuận lợi và hiệu quả.

1. Hệ thống phanh

Phanh xe (thắng) là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến yếu tố an toàn khi vận hành. Chỉ cần ngâm nước 1 ngày đã ngay lập tức ảnh hưởng tới hệ thống phanh, huống hồ ở những vùng ngập nặng như Thái Nguyên, ô tô ngâm nước tới cả tuần lễ. 

Theo anh Huỳnh Trọng Nhân, chủ xưởng gara Trọng Nhân (Vĩnh Tuy, Hà Nội), hầu hết các xe khi đỗ đều kéo phanh tay và lực kéo từ dây cáp tác động lên guốc phanh hoặc con đội ép vào má phanh để giữ xe đứng yên. Việc ngâm trong nước, nhất là nước lũ có nhiều tạp chất khiến tốc độ ôxi hóa ở điểm tiếp xúc nhanh hơn so với trong môi trường không khí ẩm bình thường.

Vì vậy, ngay khi đưa xe ra khỏi vùng lũ, tẩy sạch bùn đất thì cần tháo cơ cấu phanh, gồm cả phanh chân lẫn phanh tay để vệ sinh, bảo dưỡng tránh má phanh đóng cứng lại với đĩa hoặc vị trí bị bó đóng cặn gỉ sét nghiêm trọng.

2. Hệ thống điện

Chỉ cần ô tô bị nước ngập tràn vào sàn là đã bắt buộc phải tháo dọn toàn bộ sàn và kiểm tra dàn dây điện đi ngầm, huống hồ trong bão lũ, nhiều chiếc xe bị nước dâng cao lên sát nóc. '

Ô tô bị ngập nước do mưa lũ, chủ xe cần kiểm tra gì sau khi nước rút?-2
Sơ đồ hệ thống điện trên xe sedan BMW. Ảnh: Wikipedia

Những chiếc ô tô bị ngâm lâu trong nước lũ, gần như các bo mạch điện tử và dây điện đều bị nước xâm nhập, gây hư hỏng hoặc hoạt động không ổn định. Chúng nên được tháo dỡ và kiểm tra kỹ, thay mới nếu chất lượng không còn đáp ứng.

Bên cạnh đó nước có thể thâm nhập vào hộp cầu chì của xe và gây hư hỏng, do đó cần kiểm tra bộ phận này tiếp theo nếu các chức năng của xe có vấn đề.

3. Thay thế các loại dầu nhớt, mỡ bôi trơn

Trên ô tô, các vị trí cần dùng đến chất bôi trơn dầu nhớt là động cơ, hộp số, trợ lực lái,... hay mỡ bôi trơn ổ các bánh răng hành trình, hệ thống treo, hệ thống lái.

Ô tô bị ngập nước do mưa lũ, chủ xe cần kiểm tra gì sau khi nước rút?-3
Nên thay thế toàn bộ các loại dầu nhớt, mỡ bôi trơn trên ô tô sau khi xử lý ngập nước. Ảnh: Motul

Một khi ô tô bị ngâm trong nước ngập, gần như dầu nhớt, mỡ bôi trơn ở các chi tiết trên đều bị nhiễm nước, pha loãng và mất tính năng bôi trơn. Nếu tiếp tục sử dụng mà không có sự thay thế, chất lượng bôi trơn sẽ giảm hoặc không còn dẫn đến hư hỏng cho bộ phận trên ô tô.

4. Cụm các chi tiết liên quan động cơ

Trên xe ô tô, các bộ phận kim phun, họng hút, bu-gi, dây cao áp, lọc gió,... ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của xe. Những bộ phận này hoạt động tốt sẽ giúp tối ưu hoá công suất động cơ, tiết kiệm nhiên liệu, khiến chiếc xe di vận hành êm ái, trơn tru hơn. Vì thế xe bị ngập nước sẽ cần vệ sinh kỹ các cụm chi tiết này bằng dung dịch chuyên dụng.

Tiếp đến, củ đề (bộ đề) và máy phát điện là chi tiết có độ bền khá cao, rất ít khi xảy ra hỏng hóc. Tuy nhiên, nếu bị ngâm trong nước lụt, sự ô xi hóa lớp kim loại và nước bẩn xâm nhập có thể làm các chi tiết này hư hỏng. Cần ưu tiên kiểm tra và thay mới nếu bạn không muốn nguy cơ "nằm đường" tăng cao.

Ô tô bị ngập nước do mưa lũ, chủ xe cần kiểm tra gì sau khi nước rút?-4
Vị trí dây cua-roa nối với trục cam trên ô tô. Ảnh: Autocar

Cuối cùng, dây cu-roa xe ô tô có ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận dẫn động như trục cam, bơm nước làm mát. Bình thường loại dây này rất bền, như thời gian thay thế dây curoa trục cam ô tô định kỳ 80.000-120.000km tùy vào từng loại xe ô tô. Thế nhưng, khi ngâm lâu trong nước nhiều tạp chất bẩn, kết cấu của dây cua-roa có thể bị ảnh hưởng và mất đi độ bền, dẫn đến dễ bị đứt khi đang hoạt động.

Việc thay mới dây cua-roa dù sao vẫn rẻ hơn nguy nhẹ thì xe nằm đường vì "chết máy", nặng thì khi bị đứt, dây văng vào các bộ phận khác trong khoang động cơ gây hư hỏng.

5. Lọc gió

Lọc gió đúng như tên gọi của nó, có tác dụng lọc bụi bẩn để không khí sạch hơn khi được nạp vào trong ô tô như cụm lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa.

Ô tô bị ngập nước do mưa lũ, chủ xe cần kiểm tra gì sau khi nước rút?-5
Lọc gió động cơ quá bẩn hay bị két cặn bùn do ngập nước đều mất tác dụng. Ảnh: Carparts

Các chuyên gia ô tô đều khuyên bạn nên tiến hành thay mới lọc gió nếu xe bị ngập nước lâu ngày, nhất là với nước lũ có hàm lượng bùn cao. Nguyên nhân là loại vải pha hoặc giấy xếp chéo từng lớp lên nhau vốn là thành phần chính của lọc gió sẽ bị đóng cặn dày và mất đi tác dụng lọc bụi. Nếu tiếp tục sử dụng hay chỉ vệ sinh rồi phơi khô, không lấy gì làm đảm bảo cho chất lượng còn lại.

Hơn nữa, chi phí để mua lọc gió khá rẻ, vì vậy không đáng để bạn tiết kiệm chi tiết này so với thiệt hại về động cơ hay sức khỏe.

Theo VNN

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/o-to-bi-ngap-nuoc-do-mua-lu-chu-xe-can-kiem-tra-gi-sau-khi-nuoc-rut-2322482.html

mẹo vặt công nghệ


Thăm bạn ở BV Phụ sản, vợ cay đắng phát hiện chồng âu yếm chăm tình cũ... sinh con
Nhiều người cho rằng “tình cũ không rủ cũng tới” để biện minh cho chuyện ngoại tình của đàn ông hay đàn bà phạm lỗi phản bội một nửa kia của mình. Nhưng theo tôi nếu họ đúng đắn, thuỷ chung với vợ hoặc chồng thì dù tình cũ có giàu sang đến mấy cũng không làm họ thay lòng đổi dạ được.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.