Rửa bát vào mùa đông quá lạnh, dùng chai nhựa kiểu này không còn sợ cóng tay nữa

Khi rửa bát vào mùa đông, nước quá lạnh, chúng ta có thể sử dụng chai nhựa để giải quyết vấn đề một cách dễ dàng, dù thời tiết có lạnh đến đâu cũng không sợ bị cóng tay.

Khi rửa bát vào mùa đông rất dễ bị tê cóng tay, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn một mẹo nhỏ giúp bạn không bao giờ phải động đến nước lạnh khi rửa bát nữa. 

Rửa bát vào mùa đông quá lạnh, dùng chai nhựa kiểu này không còn sợ cóng tay nữa-1

Cách làm:

Đầu tiên, chúng ta lấy một chiếc chai nhựa, dùng kéo cắt phần dưới miệng chai, chừa một khoảng cách khoảng 5 cm dưới miệng chai rồi cắt bỏ. Phần mép cắt ra như vậy sẽ mịn hơn, và sẽ không làm tổn thương tay khi bạn sử dụng về sau.

Rửa bát vào mùa đông quá lạnh, dùng chai nhựa kiểu này không còn sợ cóng tay nữa-2

Rửa bát vào mùa đông quá lạnh, dùng chai nhựa kiểu này không còn sợ cóng tay nữa-3

Sau khi cắt xong, chúng ta lấy một sợi dây, luồn sợi dây qua miếng cọ thép, vặn nắp và cố định sợi dây với nắp. Vậy là chỉ cần một sửa đổi đơn giản là có thể tạo ra một thiết bị rửa chén đơn giản.

Rửa bát vào mùa đông quá lạnh, dùng chai nhựa kiểu này không còn sợ cóng tay nữa-4

Còn phần thân chai đã cắt, chúng ta không nên lãng phí mà vứt bỏ. Bạn có thể tận dụng lại bằng cách dùng dao cắt trên thân chai, chừa lại 10 cm ở vị trí thân chai. Sau đó, bạn dùng đinh nung hoặc dùng mỏ hàn điện khoét thêm nhiều lỗ nhỏ ở đáy chai. Đồng thời khoét hai lỗ nhỏ ở bên cạnh thân chai, luồn dây thừng qua hai lỗ nhỏ này. Vậy là bạn đã có một bộ hoàn hảo dụng cụ cọ rửa các vật dụng nhà bếp.

Cách sử dụng các vật dụng trên như sau

Thông thường, chúng ta có thể cố định bộ dụng cụ này vào thành bồn rửa, sau đó cho những miếng giẻ rửa chén vào trong để cất giữ. Vì dưới đáy bình có chọc một số lỗ nhỏ nên sau mỗi lần sử dụng, nước sẽ  thoát ra ngoài qua các lỗ nhỏ nên giúp giẻ rửa bát sẽ luôn khô ráo.

Rửa bát vào mùa đông quá lạnh, dùng chai nhựa kiểu này không còn sợ cóng tay nữa-5

Trước mỗi lần sử dụng, chúng ta mở nắp, đổ một lượng nhỏ chất tẩy rửa vào miệng chai rồi vặn chặt nắp lại. Chất tẩy rửa ở dạng lỏng và dính, các khe hở trong miếng cọ thép tương đối lớn nên chất tẩy rửa sẽ thấm từ từ dọc theo khe hở của miếng cọ thép, nên mỗi lần chỉ cần một lượng nhỏ nước rửa chén để làm sạch chén, đũa.

Rửa bát vào mùa đông quá lạnh, dùng chai nhựa kiểu này không còn sợ cóng tay nữa-6

Khi rửa bát đĩa, chỉ cần chúng ta giữ phần nắp chai nhựa và cọ rửa chứ không cần tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh và bát đĩa có thể được làm sạch dễ dàng. Sử dụng phương pháp này để rửa bát đĩa, ngay cả khi nước lạnh vào mùa đông, bạn cũng sẽ không lo bị lạnh tay. Nếu không có nước nóng ở nhà khi rửa bát vào mùa đông, bạn có thể làm một món đồ nhỏ để rửa bát như thế này.

Rửa bát vào mùa đông quá lạnh, dùng chai nhựa kiểu này không còn sợ cóng tay nữa-7

Ngay cả khi rửa xoong nồi bạn cũng có thể dùng vật dụng này để cọ rửa nồi. Sau mỗi lần rửa vật dụng nhà bếp, tay sẽ không bị dính dầu, phương pháp này rất đơn giản và thiết thực.

Rửa bát vào mùa đông quá lạnh, dùng chai nhựa kiểu này không còn sợ cóng tay nữa-8

Phần thân chai nhựa này không những có thể dùng để đựng giẻ rửa bát mà bạn còn có thể dùng để lọc canh và bã rau. Bằng cách đổ những canh thừa vào chai nhựa để lọc bỏ phần bên trong bã rau. Sau khi lọc theo cách này, bạn sẽ thuận tiện hơn rất nhiều khi rửa bát.

Rửa bát vào mùa đông quá lạnh, dùng chai nhựa kiểu này không còn sợ cóng tay nữa-9

Theo An Nhiên - Vietnamnet


mẹo vặt gia đình


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.