Tại sao khi nấu xong vẫn không nên mở nắp nồi cơm điện? Dùng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết lý do

Là vật dụng quen thuộc có mặt hầu hết trong mọi gia đình, song không phải người dùng nào cũng nắm được mọi lưu ý khi dùng nồi cơm điện.

Nhắc đến những thiết bị điện, đồ gia dụng hỗ trợ đắc lực cho đời sống con người, không thể không nhắc tới thiết bị mang tên nồi cơm điện. Nồi cơm điện ra đời giúp tiết kiệm thời gian và công sức nấu nướng cho người dùng bằng các thao tác sử dụng đơn giản. Ngoài ra, nồi cơm điện còn có công dụng nấu được nhiều món ăn khác nữa ngoài cơm, thêm sự sáng tạo cho bữa ăn gia đình.

Trung bình mỗi gia đình đều có ít nhất 1 chiếc nồi cơm điện và sử dụng nó 2 lần/ngày. Thường xuyên sử dụng là vậy nhưng thực tế không phải người dùng nào cũng am hiểu mọi kiến thức và nắm được mọi lưu ý khi sử dụng thiết bị này.

Mới đây trên một diễn đàn về đồ gia dụng, một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm cũng như tranh cãi, đó là: "Khi nấu ăn xong tại sao vẫn nên đóng nắp nồi cơm điện thay vì mở nắp". Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, trên thực tế cần xét trên điều kiện, hoàn cảnh và nhiều yếu tố khác nữa.

Tại sao khi nấu xong vẫn không nên mở nắp nồi cơm điện? Dùng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết lý do-1
Nồi cơm điện là vật dụng quen thuộc trong bếp của nhiều gia đình (Ảnh minh họa)

Mục đích của việc đóng nắp nồi cơm điện

Hiện nay dựa trên thiết kế nắp thì nồi cơm điện có 2 loại là nồi cơm điện nắp rời và nồi cơm điện nắp gài. Trên nắp của nồi cơm điện thường sẽ có phần nút bấm giúp việc đóng, mở nồi được dễ dàng, đảm bảo, và phần lỗ thông hơi để hơi nước thoát ra ngoài trong quá trình nấu cơm. Nhìn chung, nắp nồi cơm điện sẽ giúp bao kín nồi, giữ nhiệt tuyệt đối, từ đó đảm bảo quá trình hoạt động của nồi.

Không chỉ nên đóng kín, hạn chế mở nhiều lần khi nồi đang hoạt động, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng, người dùng nên giữ tình trạng nắp thiết bị đóng ngay cả khi đã nấu cơm xong và chỉ mở ra khi dùng bữa.

Các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phân phối, sửa chữa các thiết bị gia dụng nói chung và nồi cơm điện nói riêng nhận xét, hầu hết nồi cơm điện sẽ được thiết lập nhảy từ nút "cook" (nấu) sang nút "warm" (ủ ấm). Lúc này phần đông người dùng sẽ có xu hướng mở nồi ra để kiểm tra. Tuy nhiên, việc làm này vô tình sẽ khiến hơi nóng bên trong nồi thoát ra ngoài, có thể làm cơm bị nhão, cơm không được tơi và chín không đều.

Tại sao khi nấu xong vẫn không nên mở nắp nồi cơm điện? Dùng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết lý do-2
Việc mở nắp nồi ngay sau khi hoàn thành quá trình nấu cơm có thể vô tình ảnh hưởng tới chất lượng cơm (Ảnh minh họa)

Chính vì vậy, thay vì mở nắp ngay, người dùng nên đợi khoảng 10 - 15 phút rồi mới mở nắp nồi, xới tơm cơm. Sau đó lại đóng nắp nồi lại cho đến khi dùng bữa. Như vậy cơm sẽ tơi hơn, chín đều hơn và được ủ ấm tốt hơn.

Để việc nấu cơm bằng nồi cơm điện được hiệu quả nhất, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, người dùng nên kiểm tra đã đóng nắp thật kỹ khi bắt đầu tiến hành nấu. Việc nắp nồi không được đóng chặt, kỹ ngay từ đầu cũng ảnh hưởng tới chất lượng cơm. Đồng thời người dùng có thể bị bỏng hơi nước khi tới gần nồi, bởi chúng thoát mạnh ra ngoài.

Những lưu ý quan trọng khác khi sử dụng nồi cơm điện

Ngoài việc đóng mở nắp nồi cơm điện, dưới đây là một số lưu ý quan trọng khác mà người dùng nên ghi nhớ để việc sử dụng thiết bị được hiệu quả, an toàn và bền lâu.

1. Lau khô lòng nồi trước khi bật

Thói quen của nhiều người dùng là vo gạo trực tiếp trong lòng nồi, sau đó đặt trực tiếp vào nồi và cắm điện, khởi động. Tuy nhiên có một bước nhỏ thường bị bỏ quên giữa các công đoạn này, đó là lau khô phần ngoài lòng nồi. Thao tác này sẽ giúp tránh được tình trạng nước đọng, dẫn đến những vết cháy xém, làm cho phần vỏ của lòng nồi bị đen, ảnh hưởng đến độ bền của mâm nhiệt.

Đồng thời nếu không lau khô vỏ nồi mà đã cắm điện cũng tiềm ẩn rất cao nguy cơ xảy ra chập, cháy, đặc biệt với những chiếc nồi cơm điện đã quá cũ.

Tại sao khi nấu xong vẫn không nên mở nắp nồi cơm điện? Dùng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết lý do-3
Ảnh minh họa

2. Không ấn nút "cook" quá nhiều lần

Tưởng như hành động vô hại, chỉ góp phần nấu cơm đi nấu cơm lại nhiều lần, nhưng việc ấn nút "cook" nhiều lần lại khiến thiết bị nhanh hỏng hơn. Nguyên nhân là bởi khi ấn quá nhiều lần, rơ le nồi sẽ dễ bị nhờn và hỏng. Việc làm này cũng tương tự với nút "warm".

Chính vì vậy, người dùng không nên lạm dụng, ấn bất kỳ nút nào trên nồi cơm quá nhiều lần. Thay vào đó hãy cân đối sử dụng hợp lý, đúng mục đích.

3. Hãy dùng cả 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi nấu

Các chuyên gia khuyên rằng, khi đặt lòng nồi vào nồi nấu, người dùng tốt hơn hết hãy dùng cả 2 tay, đồng thời xoay nhẹ đáy nồi để tiếp xúc đều với bộ phận rơ le. Việc làm này sẽ giúp hạn chế tổn hạn đến rơ le nhiệt và giúp cơm chín đều, thơm ngon, không lo bị sống.

Tại sao khi nấu xong vẫn không nên mở nắp nồi cơm điện? Dùng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết lý do-4
Ảnh minh họa

4. Vệ sinh nồi cơm điện thường xuyên

Đừng lười biếng để nồi cơm điện vài ngày mới rửa mà hãy rửa, vệ sinh thật kỹ sau mỗi ngày hoặc mỗi lần sử dụng thì càng tốt. Toàn bộ các bộ phận của nồi như lòng nồi, vỏ nồi, van thoát hơi và khay hứng nước thừa... đều cần được vệ sinh, loại bỏ kịp thời các chất bẩn.

Nồi cơm điện tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm con người ăn hàng ngày, vì vậy việc để bẩn sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người cũng như tuổi thọ của thiết bị.

Cuối cùng khi sử dụng, người dùng nên đặt nồi cơm điện ở vị trí thoáng mát, khô ráo, tránh những vị trí có nguồn nhiệt cao hay độ ẩm quá lớn như gần vòi nước, bồn rửa, gần bếp gas...


Theo Theo Phụ Nữ Số

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuso.baophunuthudo.vn/tai-sao-khi-nau-xong-van-khong-nen-mo-nap-noi-com-dien-dung-da-lau-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-ly-do-193230906093630073.htm

nồi cơm điện


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.