Tại sao không nên đóng lỗ thông gió trên máy bay?

Trên máy bay, nhiều người khó chịu với không khí lạnh nên với tay đóng lỗ thông gió; tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn không nên làm điều đó.

Bước đầu tiên mà nhiều hành khách thực hiện khi lên máy bay là tắt lỗ thông gió điều hòa phía trên đầu mình vì không cảm thấy dễ chịu với luồng khí lạnh tỏa ra từ đó. Đây là một sai lầm.

Tại sao không nên đóng lỗ thông gió trên máy bay?

Trong hầu hết các máy bay hàng không dân dụng hiện nay, không khí di chuyển theo cách: Không khí trong lành bên ngoài cabin được động cơ hút vào máy bay, được làm nóng, điều áp, làm sạch, lọc, trộn với không khí lưu thông ban đầu trong cabin.

Sau đó, nó được phân tán thành các khu vực trong cabin (chia từ 3 đến 7 hàng ghế). Sau khi được con người hít thở, nó sẽ trở thành khí thải, được thu gom và cuối cùng thải ra khỏi cabin. Cách thông khí này cho phép loại bỏ các loại virus gây bệnh.

Nếu cửa thông gió điều hòa bị đóng, luồng không khí lưu thông chậm lại khiến virus dễ dàng xâm nhập cơ thể con người hơn.

Tại sao không nên đóng lỗ thông gió trên máy bay?-1

Tiến sỹ Mark Gendreau, Trung tâm y tế Lahey-Peabody, Mỹ, cho biết: “Để ngăn chặn sự lây lan của virus trong không khí, ngoài việc cách ly hoàn toàn mầm bệnh, thông gió là phương pháp phòng ngừa quan trọng nhất vì nó là phương tiện kiểm soát chính của bạn.

Các luồng không khí trong cabin không phải lưu thông từ trước ra sau hay từ sau ra trước mà lưu thông ở từng khu vực khác nhau. Môi trường không khí dành cho hành khách thường trong khoảng 2-5 hàng ghế trước và sau”. 

Theo TS Gendreau, cửa thoát khí của điều hòa sẽ tạo thành rào cản không khí xung quanh hành khách, ở một mức độ nào đó có thể chặn vi khuẩn và thải chúng ra khỏi cabin nhanh hơn. Việc giữ không khí lưu thông có hiệu quả cao hơn nhiều so với việc sử dụng thuốc xịt làm sạch và chất khử trùng.

Tiến sĩ Gendreau chỉ ra rằng chính nhờ hệ thống thông gió mà máy bay có môi trường an toàn hơn và chất lượng không khí tốt hơn so với tàu hỏa, xe buýt và tàu điện ngầm. Chỗ ngồi thông thoáng nhất trên máy bay là ở phía trước máy bay, bởi các bộ phận điều hòa không khí của máy bay đều tập trung ở đó.

Vì sao không bao giờ nên dựa vào cửa sổ máy bay?

Tiết lộ trên trang The Sun, tiếp viên người Mỹ Linda Ferguson, người đã làm việc tại các hãng hàng không trong 24 năm, cho biết đây là nơi bẩn nhất của máy bay, bởi vì, hành khách thường xuyên ho, hắt hơi cũng như chạm tay bẩn, tóc bết vào cửa sổ.

Linda khuyên rằng nếu bạn ngồi ở ghế cạnh cửa sổ và muốn chợp mắt, tốt nhất nên sử dụng bình xịt hoặc khăn lau kháng khuẩn để lau sạch các bộ phận bạn sẽ chạm vào, bao gồm cả cửa sổ, ngoài ra cần thường xuyên rửa tay.

Cửa sổ không phải là nơi bẩn duy nhất trên máy bay. Bàn đựng đồ ăn, ngăn đựng tạp chí phía sau ghế máy bay cũng là những vị trí ít khi được lau chùi, dọn dẹp giữa các chuyến bay.

Không ít tiếp viên còn chứng kiến hành khách gác chân trần lên các khay đựng đồ ăn hoặc thay tã bẩn cho con trên đó. Các tiếp viên từng nhặt ra tất bẩn, túi nôn đã sử dụng, bã cao su hay kẹo mút dở, thậm chí là móng chân, tay... trong ngăn đựng tạp chí.

Một cựu tiếp viên hàng không đã cảnh báo trên Reddit rằng rất nhiều hãng hàng không yêu cầu phi hành đoàn "quay vòng" máy bay, nghĩa là họ chỉ có thể nhặt rác, thắt dây lại an toàn, bỏ tạp chí vào túi ghế và sau đó chào đón hành khách mới mà không có thời gian để lau chùi hay dọn dẹp gì thêm.

 

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/tai-sao-khong-nen-dong-lo-thong-gio-tren-may-bay-ar825123.html

mẹo vặt cuộc sống


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.