Tại sao nhiều người nước ngoài phơi quần lộn ngược cạp xuống dưới?

Thay vì phơi quần áo theo chiều xuôi như thói quen của người Việt Nam, ở nhiều nước, người dân thường treo ngược quần khi phơi, phần cạp hướng xuống dưới.

Nếu không có máy sấy, quần áo sau khi giặt phải được đem ra phơi nơi có ánh sáng cho nhanh khô để được thơm tho, không nhiễm khuẩn và nấm mốc. Thói quen phơi quần áo trên thế giới có một số điểm khác biệt.

Tại sao nhiều người nước ngoài phơi quần lộn ngược cạp xuống dưới?

Thói quen của đa phần người Việt Nam là treo quần áo vào móc để phơi theo chiều từ trên xuống dưới, tức là giống với chiều mà chúng ta mặc trên người. Trong khi đó, người dân ở nhiều nước có thói quen treo ngược các món đồ khi phơi một số loại quần áo, nhất là quần bò, quần kaki, áo thun, phần cạp quần và gấu áo hướng xuống dưới. 

Tại sao nhiều người nước ngoài phơi quần lộn ngược cạp xuống dưới và cách này có ưu điểm gì? Kiểu phơi  "ngược đời" này giúp những món đồ chóng róc nước và nhanh khô hơn. Cách phơi này cần sử dụng kẹp để kẹp quần áo vào dây - giàn phơi, do đó món đồ được cố định ở một vị trí, không sợ bị bay trong trường hợp gió lộng. 

Một lý do nữa giải thích tại sao nhiều người nước ngoài phơi quần áo lộn ngược cạp xuống dưới là với cách bằng kẹp trên dây này, quần áo được trải đều, không xô vào nhau như phơi bằng móc, quần áo được trải rộng ra nên nhanh khô hơn. 

Tại sao nhiều người nước ngoài phơi quần lộn ngược cạp xuống dưới?-1

Có nên lộn trái quần áo khi phơi?

Nhiều người có thói quen lộn trái quần áo khi phơi để quần áo mau khô nhưng thực tế thói quen này cũng có nhược điểm. Mặt trái quần áo tiếp xúc trực tiếp với làn da chúng ta khi mặc. Nếu lộn trái ra phơi, mặt trong này rất dễ nhiễm vi khuẩn, bụi bẩn, có thể gây dị ứng, ngứa ngáy cho người mặc.

Thêm nữa, vào mùa bọ xít, côn trùng sinh sôi hay gia đình nuôi chó mèo tới mùa rụng lông, côn trùng và lông động vật rất dễ bám vào mặt trái quần áo, gây hại cho làn da, đặc biệt là với trẻ em. 

Do đó, bạn không nên lộn trái quần áo khi phơi, chỉ cần phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát thì quần áo vẫn có thể sạch sẽ, thơm tho và an toàn hơn với làn da của bạn. 

Tuy nhiên, nếu quần áo của bạn làm từ một số chất liệu đăc biệt như lụa, cashmere, len, đồ cotton có màu sáng hơn và denim dễ phai màu thì sau khi giặt, bạn nên lộn mặt trái để phơi. Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao sẽ khiến quần áo làm từ các chất liệu này nhanh chóng bạc màu. 

Lưu ý, bạn không nên phơi quần áo dưới ánh nắng quá lâu để tránh vải bị phai màu nhanh. Trước khi rút quần áo vào nhà, nên giũ qua 1 - 2 lần để bay bớt bụi bám rồi mới cất.

Cách phơi quần áo mau khô 

Muốn quần áo mau khô, bạn nên áp dụng những cách dưới đây: 

Vắt sạch nước trước khi phơi: Nếu như giặt quần áo bằng tay, bạn nên giũ nước và vắt thật khô rồi mới đem quần áo ra phơi. 

Không phơi quần áo chồng lên nhau hay phơi quá dày vì sẽ khiến quần áo không khô đều, ẩm ướt, dễ phát sinh vi khuẩn, nấm, ảnh hưởng tới sức khoẻ làn da

Phơi quần áo ở nơi thoáng mát, khô ráo nhưng không nên phơi quá lâu dưới ánh nắng mặt vì dễ làm quần áo bị phai màu 

Không phơi trong bếp, nhà tắm vì quần áo của bạn khó khô và còn làm ám mùi.

 

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/tai-sao-nhieu-nguoi-nuoc-ngoai-phoi-quan-lon-nguoc-cap-xuong-duoi-ar865523.html

mẹo vặt cuộc sống


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này
Rửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.