Thả tờ giấy vào bồn cầu, cứu bạn khỏi mối nguy cực bất ngờ, nhiều người còn chưa biết

Thông thường theo hướng dẫn sử dụng bồn cầu không nên thả giấy nhưng bạn có thể thả giấy tự tiêu vào bồn cầu sẽ lợi ích hơn nhiều

Đi vệ sinh đặc biệt vệ sinh công cộng rất có nguy cơ gây nhiễm khuẩn. Nhà vệ sinh không được dọn dẹp cẩn thận càng là ổ vi khuẩn. Đặc biệt với phụ nữ nguy cơ nhiễm khuẩn từ nhà vệ sinh có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm. Bồn cầu công cộng hoặc nơi tập thể càng có nguy cơ gây nên vấn đề nhiễm khuẩn này.

Nhiễm khuẩn bồn cầu có thể gây ra chứng tiêu chảy, viêm nhiễm phụ khoa, viêm phổi...

Thả tờ giấy vào bồn cầu, cứu bạn khỏi mối nguy cực bất ngờ, nhiều người còn chưa biết-1
 

Dùng giấy theo cách này

Bồn cầu chứa đựng nhiều vi khuẩn. Đặc biệt trong lúc vệ sinh mà không may bị bắn nước từ dưới bồn cầu lên mông, vùng kín thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. Mà hiện tượng này hoàn toàn có, nhất là khi bạn đi đại tiện, khi bạn xịt nước không khéo... Do đó trước khi ngồi xuống bồn cầu, hãy dùng tờ giấy tự tiêu thả vào trong bồn cầu. Và dùng hai tờ gấy đặt lên bệ chỗ kê đùi để khi ngồi xuống tránh tiếp xúc da với thành bồn cầu. Còn tờ giấy nằm dưới bồn cầu tránh áp lực làm giảm nguy cơ bị bắn nước từ lòng bồn cầu lên khi bạn vệ sinh. Điều này tưởng như rất hài hước và kỳ cục, không tác dụng nhưng đó là sự thật. Việc bắn nước từ dưới bồn cầu lên khiến bạn tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây bệnh viêm nhiễm sinh dục và còn gây cảm giác bẩn khó chịu, nhất là khi nơi đó mà không có vòi xịt. Ngày nay có nhiều loại giấy dễ phân hủy nên dùng cách này vừa không làm tắc bồn cầu vừa giúp bạn an toàn hơn, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, nhất là khi đi vệ sinh công cộng và khi có dịch bệnh lây lan.

Dội nước trước khi dùng bồn cầu

Một điều bạn nên lưu ý nữa là khi vào nhà vệ sinh nên dội nước (nhớ quay mặt đi khi giật nước) để xả đi lớp nước nhiều vi khuẩn và vi khuẩn ở thành bồn cầu. Điều đó giúp bạn giảm nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn hơn. Bạn nên đậy nắp bồn cầu trước khi dội tránh phát tán vi khuẩn lên trên mặt mình. 

Thả tờ giấy vào bồn cầu, cứu bạn khỏi mối nguy cực bất ngờ, nhiều người còn chưa biết-2

Dùng giây lót giấy vào tay khi tiếp xúc

Khi bạn mở đậy nắp bồn cầu, giật nước, mở cửa tay cầm, nếu cẩn thận được hãy dùng giấy lót tay để tránh tiếp xúc trực tiếp da tay với khu vực vệ sinh. Tất nhiên sau đó bạn cần ném giấy gọn vào thùng rác và vẫn cần rửa tay sạch sẽ.

Nên mang khẩu trang khi vào toilet công cộng.

Nếu bạn đi vệ sinh nơi công cộng và không thấy an toàn tốt nhất nên đeo khẩu trang để tránh bị vi khuẩn phát tán xâm nhập vào cơ thể. Và nhớ là khẩu trang đó nên bỏ đi sau khi dùng.

Không mang điện thoại không ngồi lâu trong nhà vệ sinh

Điện thoại là nơi tuyệt vời cho vi khuẩn trú ngụ. Do đó cần tránh mang điện thoại vào nhà vệ sinh nhất là nơi công cộng. Bạn cũng tuyệt đối đi vệ sinh xong là ra tránh ngồi lâu trong đó, dù là nhà vệ sinh công cộng hay tại gia đình. Điều đó giúp bạn tránh tiếp xúc với vi khuẩn. 

Quay đi khi ấn nút xả và ra nhanh

Sau khi vệ sinh xong bạn nên đậy nắp rồi nhấn nước xả và đi ra càng nhanh càng tốt. Áp lực nước xả khiến vi khuẩn bay lên rất xa, phát tán vào miệng, đường hô hấp của bạn. 

Theo Giaitri.thoibaovhnt

Xem link gốc Ẩn link gốc https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/tha-to-giay-vao-bon-cau-cuu-ban-khoi-moi-nguy-cuc-bat-ngo-nhieu-nguoi-con-chua-biet-792408.html

mẹo vặt gia đình


Các cách phục hồi chảo chống dính cực hiệu quả mà đơn giản, chưa cần phải thay mới
Chảo chống dính là một thiết bị gia dụng không thể thiếu ở mỗi gia đình Việt, giúp chiên rán thức ăn thơm ngon và vệ sinh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dùng chảo chống dính một thời gian thì lớp chống dính sẽ bị bong tróc khiến đồ ăn bị nát, trông rất mất thẩm mĩ.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.