Thanh niên phát hiện nhà ngập khói, thủ phạm nằm trong bếp: Lỗi do thói quen rất nhiều người mắc phải

Bếp khi đã tắt vẫn ẩn chứa những mối nguy hiểm không thể lường trước.

Vào ngày 7/5, một chủ tài khoản tiktok datcui0611 đã chia sẻ clip về sự cố tại căn bếp của mình. Anh cho biết: "Bây giờ mình không tin được vào mắt mình... Đến mơ mình cũng không nghĩ được đến cảnh này".

Trong clip, mọi người có thể thất căn phòng bốc khói nghi ngút. Nguyên nhân là do chiếc bếp từ không được rút điện. Chủ clip cho hay, anh dùng bếp vào khoảng 7 giờ tối. Sau đó bếp bị cháy trong quãng thời gian 8-9 giờ nhưng không hề hay biết. Cho đến khi khói tràn vào phòng ngủ, anh mới biết đã xảy ra sự cố.

Ngọn lửa xuất phát từ bếp từ sau đó cháy lan đến chiếc tủ bếp. Khu vực bếp gần như bị hư hại nặng. Nguyên nhân là do sau khi sử dụng, anh không rút phích cắm. Do vẫn còn kết nối với nguồn điện nên bếp từ đã bị chập cháy.

Thanh niên phát hiện nhà ngập khói, thủ phạm nằm trong bếp: Lỗi do thói quen rất nhiều người mắc phải-1
Ảnh cắt từ clip

Cuối clip, chàng trai kết luận "Đây là lời cảnh tỉnh cho những ai ở chung cư mini hoặc ở trọ. Mọi người nên cẩn thận (khi sử dụng điện) một chút. Do mình bất cẩn nên mới để xảy ra sự việc này".

Có thể nói, đây không phải trường hợp đầu tiên gặp phải sự cố do chập cháy bếp từ. Đây là thiết bị nhà bếp thông minh và tiện lợi nhưng không phải không có rủi ro. Cần lưu ý sử dụng đúng cách để hạn chế nguy cơ tai nạn.

1. Vị trí đặt bếp

Khi sử dụng bếp từ, vị trí đặt bếp cần được chú trọng. Bếp cần đặt tại vị trí bằng phẳng, chắc chắn và có khoảng cách nhất định so với tường và các vật liệu khác để tránh quá nhiệt và chập điện. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị một ổ cắm riêng biệt, không chung với các thiết bị điện khác, cũng là điều quan trọng để đảm bảo an toàn và tránh quá tải nguồn điện.

2. Sử dụng nguồn điện ổn định

Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ, đòi hỏi nguồn điện ổn định và có công suất phù hợp. Trước khi lắp đặt, hãy chắc chắn rằng hệ thống điện nhà bạn đủ mạnh để cung cấp đủ năng lượng cho bếp mà không gây quá tải. Nếu cần, hãy sử dụng dịch vụ của một thợ điện chuyên nghiệp để kiểm tra và cài đặt.

3. Không để bếp hoạt động ở công suất tối đa quá lâu

Việc sử dụng bếp từ ở công suất tối đa trong thời gian dài vì điều này có thể gây quá tải và tăng nguy cơ cháy nổ. Thay vào đó, hãy sử dụng mức công suất phù hợp với nhu cầu nấu nướng và theo dõi quá trình đun nấu để điều chỉnh khi cần thiết.

Thanh niên phát hiện nhà ngập khói, thủ phạm nằm trong bếp: Lỗi do thói quen rất nhiều người mắc phải-2
Hình minh họa. Ảnh: Internet

4. Vệ sinh định kỳ

Vệ sinh bếp từ một cách đều đặn để loại bỏ các vết bẩn và cặn thức ăn, giúp bếp hoạt động hiệu quả và an toàn hơn. Hãy đảm bảo rằng bếp đã được ngắt nguồn và nguội hẳn trước khi lau chùi.

5. Kiểm tra phụ kiện đi kèm đều đặn

Bạn nên kiểm tra bếp từ và các phụ kiện đi kèm như nồi, chảo để đảm bảo chúng phù hợp và không bị hư hại. Việc sử dụng nồi không tương thích có thể không chỉ làm giảm hiệu suất nấu nướng mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hỏng hóc cho bếp từ.

Theo TS. Trần Văn Thịnh, nguyên Trưởng Bộ môn Thiết bị điện, ĐH Bách Khoa Hà Nội, để hệ thống điện gia đình luôn an toàn, rất cần sự trợ giúp của thợ bảo dưỡng chuyên nghiệp 1 - 2 lần/ 1 năm. Nhờ họ kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường mà bản thân khó có thể biết.

6. Lựa chọn các loại bếp có nhiều tính năng an toàn

Bếp từ hiện đại thường được trang bị nhiều tính năng an toàn như cảm biến quá nhiệt, tự động tắt khi không có nồi, hoặc khóa trẻ em. Hãy nắm rõ cách hoạt động của các tính năng này và sử dụng chúng một cách thông minh để tăng cường sự an toàn trong quá trình sử dụng bếp từ.

Qua việc tuân thủ những hướng dẫn trên, bạn có thể sử dụng bếp từ một cách an toàn hơn, tránh được những rủi ro không đáng có khi nấu nướng.


Theo Đời sống pháp luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/thanh-nien-phat-hien-nha-ngap-khoi-thu-pham-nam-trong-bep-loi-do-thoi-quen-rat-nhieu-nguoi-mac-phai-a420900.html

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.