- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thực phẩm thông thường và thực phẩm hữu cơ khác nhau như thế nào?
Thực phẩm hữu cơ là thực phẩm được sản xuất theo phương pháp tuân thủ các tiêu chuẩn của canh tác hữu cơ bền vững; việc sử dụng thực phẩm hữu cơ được đánh giá có tác động tích cực đến hệ miễn dịch, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ mang thai.
Thực phẩm hữu cơ đa dạng từ thực phẩm tươi từ rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa... cho đến các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn như soda, bánh quy, ngũ cốc...
Trong đó, nông sản hữu cơ được trồng, sản xuất không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp, phân bón hóa học hoặc các chất kích thích tăng trưởng. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Thịt và thực phẩm từ động vật hữu cơ phải được thu hoạch từ các vật nuôi trong điều kiện tự nhiên. Nghĩa là nông dân cho vật nuôi ăn các loại thực phẩm hữu cơ, nuôi trong điều kiện chuồng trại sạch sẽ và để vật nuôi được tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Không được sử dụng các loại hormone tăng trưởng hay thuốc kháng sinh.
Riêng các thực phẩm chế biến sẵn như soda, bánh quy, ngũ cốc... thì không có chất phụ gia thực phẩm nhân tạo như chất bảo quản, chất tạo màu.
Trong khi đó, đối với thực phẩm thông thường, trong quá trình sản xuất có thể được sử dụng hóa chất, kỹ thuật biến đổi gen để tăng năng suất. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thực phẩm thông thường có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu nhiều, kim loại nặng và hormone tăng trưởng.
Thực phẩm hữu cơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe so với thực phẩm thông thường
Thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường, Giảng viên bộ môn Dinh dưỡng - Đại học Y Dược TPHCM, cho biết, hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hữu cơ ngày càng lớn do ý thức, nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề sức khỏe, an toàn thực phẩm ngày càng cao. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất thực phẩm hữu cơ cao, với quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng gắt gao nên giá bán lẻ của thực phẩm hữu cơ cao hơn so với thực phẩm thông thường.
Cũng chính điều này khiến cho thị trường thực phẩm hữu cơ chưa thực sự được phổ biến rộng rãi, dù cho người tiêu dùng vẫn mong muốn được tiếp cận với thực phẩm hữu cơ nhiều hơn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Trương Nhật Khuê Tường, nếu có điều kiện, người tiêu dùng nên ưu tiên, tăng cường sử dụng thực phẩm hữu cơ, nhất là đối với các loại thực phẩm dễ nhiễm hóa chất như rau xanh, trái cây.
Việc sử dụng thực phẩm hữu cơ sẽ giúp cho người tiêu dùng giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất có trong thực phẩm. Theo nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho thấy, sử dụng thực phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe của hệ miễn dịch, giúp người dùng giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại; có lợi sức khỏe hệ miễn dịch, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thực phẩm hữu cơ cũng giúp người tiêu dùng có nguồn dinh dưỡng tốt hơn. Nghiên cứu cho thấy , thực phẩm hữu cơ có chứa nhiều vitamin C, magie, sắt… hỗ trợ sức khỏe tổng thể và phòng ngừa bệnh tật.
Mẹo lựa chọn thực phẩm an toàn cho gia đình
- Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng: Những cửa hàng uy tín, có thương hiệu rõ ràng để chọn mua sản phẩm, tránh mua những mặt hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
- Xem kỹ nhãn mác: Giúp người tiêu dùng có thêm nhiều thông tin về sản phẩm để lựa chọn sản phẩm an toàn hơn
- Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi thay vì thực phẩm đóng gói, đóng hộp: Mua trái cây và rau củ trong mùa để có được sản phẩm tươi, tránh mua các loại trái cây trái mùa.
- Sơ chế thực phẩm thật kỹ trước khi chế biến: Điều này giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Mẹo vặt20 giờ trướcYến sào hay tổ yến là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe nhưng bằng mắt thường khó nhận biết yến thật – giả.
-
Mẹo vặt23 giờ trướcĐể tiết kiệm thực phẩm, không ít người có thói quen cất giữ cơm thừa trong tủ lạnh và nhiều khi để khá lâu; có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?
-
Mẹo vặt1 ngày trướcCác mẹo muối dưa cải dưới đây sẽ giúp bạn có món dưa đúng chuẩn nhà hàng, vừa giòn, thơm ngon, màu vàng đẹp mắt vừa để lâu không sợ hỏng.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcHiện nay thị trường có không ít loại "miến dong" được làm từ những nguyên liệu khác; nếu không biết cách phân biệt miến dong thật và giả, bạn rất dễ mua nhầm.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcViệc sử dụng nồi cơm điện đúng cách không chỉ mang lại bữa ăn ngon mà còn giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị, liệu bạn có cần rút phích nồi cơm điện sau khi cơm chín?
-
Mẹo vặt2 ngày trướcHầm xương là bước nấu ăn quan trọng để tạo ra nồi nước dùng thơm ngon, bổ dưỡng; liệu có phải nhưng có phải cứ hầm xương càng lâu và nhừ càng ngon?
-
Mẹo vặt3 ngày trướcNhiều người có thói quen rửa sạch trứng, cho vào hộp kín rồi mới để vào tủ lạnh bảo quản, tránh vi khuẩn lan sang thực phẩm khác.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcKhông cần bóc vỏ để kiểm tra độ chín, các mẹo sau sẽ giúp bạn nhận biết trứng luộc đã chín hay chưa mà vẫn giữ nguyên hình dáng của nó cho đến khi ăn.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcMặc dù nhài là loại cây khỏe, dễ trồng nhưng để hoa nở nhiều thì phải có mẹo; dưới đây là 4 bí quyết trồng nhài ra nhiều hoa, bông to, nở quanh năm.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcRang cơm là một cách để tận dụng cơm nguội còn thừa, và thực tế món cơm rang cũng phải dùng cơm nguội mới ngon, tại sao?
-
Mẹo vặt4 ngày trướcCách trồng chanh trong chậu không chỉ mang lại không gian xanh mát cho ngôi nhà mà còn cung cấp những trái chanh tươi ngon, giàu nguồn vitamin C.
-
Mẹo vặt5 ngày trướcCửa kính trong nhà dễ bị hấp hơi nước vào những ngày mưa ẩm, hay khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch nhiều, phải làm sao để xử lý?
-
Mẹo vặt5 ngày trướcGiặt chung quần áo với hạt tiêu đen là một mẹo giặt giũ đơn giản nhưng lại mang đến nhiều hiệu quả mà ít người ngờ đến.