Vì sao khách quên đồ thường không được khách sạn báo tin

Sạc điện thoại, quần áo, máy ảnh,... thường bị khách bỏ quên khi trả phòng. Tuy nhiên, họ rất ít khi được khách sạn chủ động gọi điện thoại thông báo.

Ở nhiều khách sạn, ngoài những nơi như quầy lễ tân, nhà bếp hay khu vui chơi giải trí, còn có một phòng kho chất đầy đồ thất lạc mà khách bỏ quên. 

Vì sao khách quên đồ thường không được khách sạn báo tin-1
Ảnh: Japan Station

Tammy Geist Long, người từng làm quản lý tại một khách sạn cao cấp ở Vermont (Mỹ), đã tiết lộ lý do các khách sạn không gọi điện báo tin khi khách để quên đồ.

"Một trong những quy tắc bất di bất dịch ở khách sạn mà tôi từng làm việc là không bao giờ báo cho khách biết chuyện quên đồ, những thứ mà chúng tôi tìm thấy sau khi khách trả phòng.

Đó là bởi chúng tôi sẽ không can thiệp vào bất cứ điều gì liên quan tới đời sống cá nhân của khách thuê phòng.

Vì sao khách quên đồ thường không được khách sạn báo tin-2Ảnh: Express 

Bạn thử tưởng tượng tình huống khi ông Smith bỏ quên một sợi dây chuyền vàng. Khách sạn gọi về nhà thông báo. Bà Smith cầm máy và ngạc nhiên hỏi: 'Không phải hôm đó chồng tôi đi dự hội thảo ở Tây Ban Nha ư? Sao có thể quên đồ trong một khách sạn ở Mỹ được?'.

Đó là bài học rất đắt giá mà chúng tôi không bao giờ muốn phạm phải thêm một lần nào nữa", Tammy giải thích.

Trường hợp khách vẫn đang làm thủ tục thanh toán dưới quầy lễ tân thì sẽ được các nhân viên dọn phòng gọi lên kiểm tra lại.

Vì sao khách quên đồ thường không được khách sạn báo tin-3
Ảnh: Hoteljob

Với những người nhớ ra chuyện quên đồ sau khi đã rời khách sạn, họ có thể tìm lại nếu chủ động liên lạc với nơi từng lưu trú. Nếu không, tất cả số đồ này sẽ được đưa về phòng thất lạc và thành vật vô chủ. 

Tammy cũng cho biết những thứ như sạc điện thoại, trang sức hay thậm chí là máy ảnh thường bị khách bỏ quên nhiều nhất.

Quy tắc xử lý đồ đạc khách bỏ quên của các khách sạn, theo Hoteljob

- Những đồ thất lạc có giá trị như tiền bạc, trang sức, điện thoại,… được cho vào két sắt theo quy định của khách sạn dưới sự chứng kiến của nhân viên an ninh và được ghi chép cẩn thận.

- Nếu đồ thất lạc là thẻ tín dụng cần giữ gìn cẩn thận trong vòng 24 giờ trước khi báo cho tổ chức, ngân hàng phát hành thẻ.

- Với những đồ thất lạc có giá trị nhỏ, sau 90 ngày khách không đến nhận thì sẽ được chuyển cho người phát hiện.

- Với những đồ thất lạc có giá trị lớn, sau 180 ngày khách không đến nhận sẽ phải xin ý kiến của giám đốc khách sạn để đưa món đồ thất lạc đó cho người phát hiện. Người phát hiện khi được nhận món đồ phải giữ giấy ghi chép thông tin để làm giấy thông hành đưa đồ ra khỏi khách sạn.

- Những đồ thất lạc như món ăn, đồ hộp, thức uống sẽ được giữ 3 ngày trước khi đưa cho người phát hiện.

- Những đồ dễ hư hỏng như rau, củ, quả sẽ được giữ 1 ngày trước khi đưa cho người phát hiện.

Theo VNN

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/vi-sao-khach-quen-do-thuong-khong-duoc-khach-san-bao-tin-2325361.html

mẹo vặt cuộc sống


Vì sao không nên dùng giấy ăn lau màn hình tivi?
Các chuyên gia điện máy khuyên bạn không nên dùng giấy ăn để lau màn hình ti vi để đảm bảo chất lượng hình ảnh và tăng độ bền của thiết bị; vì sao lại như vậy?
Cải tạo căn hộ chung cư đẹp như mơ khiến ai cũng ước
Thông qua dự án, nhóm thiết kế muốn mang đến một giải pháp đơn giản, để cải thiện không gian sống của các căn hộ thông thường tại Việt Nam, tạo ra một môi trường sống linh hoạt, phù hợp với lối sống hiện đại.
'Tiểu tam' vác bụng bầu đến nhà ăn vạ
Tôi cười phá lên và không tin chồng phản bội mình. Sự hồn nhiên ấy của tôi đã bị giội một gáo nước lạnh khi sau đó 1 tuần, chính chồng tôi lại quỳ xuống thú nhận việc mình "say nắng", giờ cô ấy có bầu nên xin tôi chấp nhận đón con, đời này anh chỉ là chồng tôi thôi.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.