Vì sao không nên rửa chảo dầu mỡ bằng nước nóng?

Nước nóng có thể giúp chiếc chảo dính đầy dầu mỡ được rửa sạch nhanh hơn; tuy nhiên xét một cách tổng thể thì cách này lại không tốt như nhiều người vẫn nghĩ.

Nhiều người thường dùng nước nóng khi rửa những chiếc chảo bám đầy dầu mỡ. Nước nóng làm tách lớp dầu mỡ bám trên chảo, giúp việc vệ sinh chảo được dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết bạn không nên áp dụng cách rửa chảo này. 

Vì sao không nên rửa chảo dầu mỡ bằng nước nóng?

Một trong các lý do chúng ta không nên rửa chảo dầu mỡ bằng nước nóng là vì nước nóng sẽ làm dầu mỡ chảy ra và trôi xuống cống, nhưng sau đó chúng sẽ nguội và đông lại trong đường ống. Về lâu dài, ống sẽ bị tích tụ một lớp dầu mỡ đông cứng rất dày, gây tắc đường ống thoát nước.

Theo The Kitchn, Doyle James, Chủ tịch Công ty sửa chữa đường ống nước Mr. Rooter Plumbing (Mỹ) cho biết: "Nước lạnh thực sự là lựa chọn tốt hơn khi rửa cặn dầu hoặc chất béo bám trên dụng cụ nấu nướng của bạn”.

Vì sao không nên rửa chảo dầu mỡ bằng nước nóng?-1
Bạn có biết vì sao không nên rửa chảo dầu mỡ bằng nước nóng? (Ảnh: Allrecipes)

Nếu như nước nóng làm tan chảy dầu mỡ và chất béo này sau đó sẽ đông lại, phủ một lớp lên đường ống thì nước lạnh làm điều ngược lại, nó giữ dầu mỡ ở dạng đông cục, khiến chúng bị cuốn trôi, không gây tắc nghẽn. “Khi chất béo, dầu và mỡ gặp nước lạnh, nó nhanh chóng đông cứng lại, nước và trọng lực sẽ cuốn trôi chúng đi” - James nói.

Mặc dù việc sử dụng nước lạnh để rửa chảo dính đầy dầu mỡ sẽ tốt hơn nước nóng, thợ sửa ống nước khuyên bạn không đổ bất kỳ loại dầu mỡ nào xuống cống nếu có thể tránh được. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng đường ống thoát nước.

“Quá nhiều dầu mỡ tích tụ có thể nhanh chóng làm quá tải hệ thống xử lý nước. Do đó, bạn càng loại bỏ càng nhiều chất béo càng tốt, lau càng sạch càng tốt trước khi rửa bằng nước xà phòng hay cho vào máy rửa bát. Bạn có thể dùng khăn giấy hoặc một mảnh vải cũ để lau sạch dầu mỡ thừa và vứt vào thùng rác. Điều này ngăn chặn dầu mỡ chảy vào cống”, James cho biết.

Một lượng nhỏ mỡ hay dầu rán có vẻ không là vấn đề lớn. Nhưng về lâu dài, rất nhiều mẩu mỡ nhỏ có thể tích tụ thành một đống mỡ lớn, không thể di chuyển được trong đường ống thoát nước. Điều này sẽ khiến bạn phải tốn tiền để thuê người thông cống.

Do đó, bạn đừng quên lau sạch dầu mỡ trong chảo trước khi rửa bằng nước lạnh và dùng nhiều nước rửa bát để hạn chế lượng dầu thải ra ống thoát nước, giảm nguy cơ dầu mỡ bám lại trên bề mặt đường ống nước thải.

Vì sao không nên rửa chảo dầu mỡ bằng nước nóng?-2
Bạn nên lau sạch dầu mỡ trong chảo trước khi rửa với nước lạnh. (Ảnh: The Spruce)

Thêm một lý do vì sao không nên rửa chảo dầu mỡ bằng nước nóng, đó là cách này có thể khiến tuổi thọ của chảo bị rút ngắn. Nếu bạn vừa rửa chảo bằng nước nóng đã chuyển ngay qua vòi nước lạnh để tráng lại, tình trạng sốc nhiệt có thể khiến chảo bị cong vênh và nứt. Bề mặt đáy chảo cũng sẽ xuất hiện "các điểm nóng và lạnh", sự truyền nhiệt không đều khiến thức ăn nấu không ngon, chín không đều.

Những cách rửa chảo dính nhiều dầu mỡ

- Đổ giấm ăn vào chảo rồi đun sôi. Ngay lập tức, các vết dầu mỡ sẽ được tách ra và bạn dễ dàng rửa lại bằng nước rửa chén.

- Cắt lát quả chanh, cho một ít muối lên bề mặt miếng chanh rồi dùng nó chà đều khắp mặt chảo. Sau đó, bạn chỉ cần dùng giấy ăn lau lại chảo một cách nhẹ nhàng rồi rửa lại bằng nước rửa chén. Lưu ý: Cách này không nên áp dụng cho chảo có lớp chống dình vì sự chà xát của chanh và muối có thể làm bong tróc lớp chống dính.

- Nếu nhà bạn có baking soda thì đây là trợ thủ đắc lực để loại bỏ dầu mỡ trên chảo. Hãy cho baking soda và nước vào chảo rồi ngâm trong khoảng 20 phút. Tiếp đến, bạn dùng dụng cụ rửa chén để rửa sạch nồi là xong, mọi vết dầu mỡ bám trên chảo sẽ biến mất.

Theo VTC news

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/vi-sao-khong-nen-rua-chao-dau-mo-bang-nuoc-nong-ar833861.html

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.