Sắmđiện thoại cho con? Quá tiện. Nhưng cũng vì chiếc điện thoại, nhiều bất hòa đãxảy ra trong gia đình.
Quanhviệc học sinh có nên dùng điện thoại trong trường học, nhiều phụ huynh đã chiasẻ những câu chuyện dở cười dở mếu.
Mẹ con cùng… khóc!
![]() |
"Đắn đo mãi, cuối cùng tôicũng mua cho con gái 12 tuổi của mình chiếc điện thoại di động dù rằng tôi chẳnghề thích trẻ con sử dụng điện thoại. Vậy là tôi trở thành người cha dạy con mìnhnói dối với nhà trường, với thầy cô giáo nơi cháu đang học.
Trường nơi con bé nhà tôi họccấm HS sử dụng điện thoại di động khi đi học. Theo lời con gái, nhà trường pháthiện được sẽ tịch thu ngay cho dù dùng điện thoại trong lớp hay bên ngoài cổngtrường. Nhưng tôi không thể không mua cho con bé chiếc điện thoại khi mà thờigian biểu đón cháu thay đổi xoành xoạch, đường phố lại thường xuyên diễn ra cảnhkẹt xe, ùn tắc giao thông. Cháu học bán trú và thường ra về vào 4 giờ 45 phútchiều nhưng đôi khi do kẹt xe, cách trường chỉ còn vài trăm mét mà mấy cái lôcốt khiến cho tôi mất 30 phút mới tới nơi. Vì vậy, tôi phải gọi điện thông báođể con gái không "mỏi cổ" chờ trông.
Rồi nhiều khi nhà trường thayđổi tiết học, cháu ra về sớm. Nếu không có điện thoại, làm sao tôi đón đượccon?".
Trên đây là tâm sự của bloggerHồng Văn trên trang nhật kí điện tử của mình. Cũng theo blogger này, đường sábây giờ quá đông đúc, cuộc sống nhiều mối nguy hiểm. Nhờ điện thoại, phụ huynhbiết con mình cần trợ giúp gì không.
Chị Thu Hương (Thụy Khuê, Hà Nội)kể, gia đình chị cho con dùng điện thoại từ lớp 4. Năm Hà Nội chìm trong cơn "đạihồng thuỷ", chị tắc đường cứng đơ cách điểm đỗ xe Ngọc Khánh mà không nhích lênnổi. Điện thoại trong túi chị rung bần bật. Đầu dây bên kia, con gái chị thútthít: "Mẹ ơi, đến đón con nhanh lên. Các anh chị đã về hết rồi. Mình con đứngdưới mái hiên ở điểm chờ đây này, sợ lắm".
Đầu dây bên kia, chị Hương cũngkhóc. Chị cho biết, kể từ đấy, chị cho luôn Trần Hà, con gái đầu của mình dùngđiện thoại, mặc dù cháu học gần nhà. Theo chị Hương, xấu hay tốt tuỳ người dùng.Con gái chị mỗi tháng không nạp vào điện thoại quá 50.000 đồng. Cháu chỉ dùnggói thời hạn nghe vĩnh viễn và nạp tiền đủ để "nhá máy" cho bố mẹ gọi lại. Dotrường học của Hà cũng khuyên HS ít dùng điện thoại, vì thế, chị dặn con tắt máytrong lớp. Ra khỏi trường mới mở để xem tin nhắn hoặc gọi bố mẹ.
Dạy con nói dối!
![]() |
Cho con dùng điện thoại, các bậc cha mẹ nên kiểm soát để tránh những chuyện không hay xẩy ra |
Anh T - một cán bộ trong ngànhcông an tại Hà Nội - cho biết đang rất đau đầu về việc quản lý cậu con trai sửdụng máy tính và điện thoại thế nào. Do gia đình ở tận Hưng Yên, anh phải sắmcho "cậu ấm" chiếc điện thoại từ hồi THCS để quản lý con "tầm xa". Tuy nhiên,con anh đã tìm hiểu và tự cài các chế độ chat chit (tán gẫu), vào các trang mạngxã hội như Facebook, blog... Vì mẹ không rành công nghệ nên đương nhiên khôngbiết "cậu ấm" đang làm trò gì qua điện thoại. Nhưng để đối phó với anh T, contrai anh âm thầm đặt mật khẩu cho điện thoại.
Mỗi lần muốn đi chơi, để đối phóvới bố mẹ, cậu chủ động để máy ở nhà hoặc để chế độ im lặng. Sau đó, chống chếlà con không biết bố gọi hoặc bảo đang sạc pin ở xa nên không nghe. Theo anh T,con anh không có chuyện xem phim đồi trụy qua điện thoại nhưng cháu nói có nhiềubạn trong lớp vẫn chuyền tay nhau xem "phim đen" qua "dế".
Trên diễn đàn yeutretho.com, mộtphụ huynh có nickname Ly74 chia sẻ: "Tôi cũng mới cho con gái dùng điện thoạidi động. Nhưng tôi thật sự chưa yên tâm. Con gái tôi năm nay đang học lớp 7. Từkhi có điện thoại di động, nhãng ra là lại thấy cháu vồ lấy máy và nhoay nhoáynghịch. Thỉnh thoảng, tôi phải kiểm tra và nhắc nhở con vì trong điện thoại córất nhiều trò chơi và nhiều chức năng, nếu cứ bấm suốt ngày chắc chắn sẽ ảnhhưởng tới việc học tập.
Theo tôi, cho trẻ sử dụng điệnthoại di động cũng tốt vì bây giờ xã hội đang rất phát triển, nhưng cha mẹ phảibiết cách giám sát và quản lý để trẻ dùng điện thoại di động đúng mục đích".
Cũng theo blogger Hồng Văn: "Cháukể, bạn bè ai cũng có điện thoại. Khi học thì tắt máy, ra về đi thật xa khỏicổng trường mới dám điện thoại nếu không giám thị sẽ tịch thu. Nghĩ lại cũngbuồn, con mình dùng điện thoại thì bảo với thầy cô là không. Thế nhưng, tôi cũngnhắm mắt làm liều sắm cho con cái điện thoại, dù rằng điều đó là dạy cho conmình nói dối".
Bạn đọc có tên Huyền Nga tâm sự:"Tôi cũng vừa phải viết đơn xin lại điện thoại cho con trai vì cái tội mangđiện thoại đến trường. Đúng là việc mang điện thoại của HS cũng có nhiều bất cập,không những ảnh hưởng đến thầy cô mà có HS lạm dụng điện thoại quá mức trong giờhọc nên sao nhãng học tập. Vì thế, nhiều trường thường cấm HS mang điện thoạivào lớp học".
Tuy nhiên, để trẻ không phải nóidối, phụ huynh Ngọc Diệp đưa ra giải pháp: "Các trường đều có thể lắp điệnthoại tại cổng trường để HS sử dụng trong giờ ra về, có thu phí và có sự giámsát của bảo vệ. Từ đầu năm, phụ huynh cũng có thể thảo luận trực tiếp với nhàtrường để có cách giải quyết về việc này sao cho không ảnh hưởng đến việc họccủa trẻ".
Theo Hà Mỹ
GĐXH