Công khai giá đầu vào của các mặt hàng thiết yếu như xăng, điện để từng bước tiến tới giao quyền định giá bán cho doanh nghiệp theo cơ chế thị trường cũng như minh bạch về lỗ lãi của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là thông điệp được Chính phủ phát đi rất nhiều lần trong thời gian dài vừa qua.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá: “Bộ chủ quản phải là cơ quan đầu tiên ép doanh nghiệp nhà nước minh bạch, nhưng lại cứ một mực “bênh” doanh nghiệp... thì làm sao có sự minh bạch được”.
N |
Đáng lẽ giảm nhưng lại tăng
Việc các DNNN – vốn “độc quyền tự nhiên” các mặt hàng như xăng, điện thực hiện việc minh bạch ra sao là điều rất được dư luận chờ đợi. Bởi lẽ đã quá nhiều lần, người dân, dù ấm ức song vẫn phải chấp nhận việc tăng giá của các mặt hàng này với lời giải thích quen thuộc “giá đầu vào tăng”. Tuy nhiên, giá đầu vào tăng thế nào, tăng bao nhiêu, phần tăng đó chiếm bao nhiêu phần trăm trong cấu thành giá… lại rất hiếm khi được doanh nghiệp tính toán và công khai trước mỗi lần tăng giá bán.
Đơn cử, gần đây nhất, việc tăng giá điện 5% từ ngày 1.7 của tập đoàn Điện lực (EVN) khá mù mờ, không chỉ khiến dư luận đòi hỏi EVN công khai mà thậm chí, ngay các chuyên gia ngành điện từng được coi là “người nhà” của EVN cũng lên tiếng. Ông Trần Viết Ngãi, một cựu lãnh đạo EVN, hiện là chủ tịch hiệp hội Năng lượng, nói: “Thời điểm 1.7 vừa rồi, đáng lẽ không nên tăng giá điện mà ngược lại, phải giảm giá điện bởi thời gian qua, chúng ta đang thừa điện và huy động phần lớn nguồn điện giá rẻ nên tăng giá là điều nghịch lý”.
Ông Ngãi cho biết thêm, kết quả xác minh giá điện của hiệp hội cho thấy “giá bán lẻ điện bình quân đã lên tới 1.506 đồng/kWh, tương đương 7,2 cent/kWh là không hề thấp. Chưa kể đó mới là giá điện bình quân, còn giá điện sinh hoạt tính theo bậc thang, càng dùng nhiều càng phải trả giá cao thì giá bán bình quân thực sự cho dân còn cao hơn nữa”.
Phải có chế tài buộc công khai minh bạch Bà Phạm Chi Lan cho rằng, cơ chế buộc DNNN phải minh bạch thật ra đã được quy định trong chế độ báo cáo, hạch toán, giải trình nhưng do còn thiếu một cơ chế giám sát và chế tài buộc họ thực hiện nên dẫn đến tình trạng nói nhiều nhưng làm ít. Cho nên, theo bà Lan, cần có thêm chế tài buộc DNNN phải công khai minh bạch lẫn chế tài trách nhiệm đối với cơ quan nhà nước giám sát mà lại buông lỏng, lờ đi việc DNNN không minh bạch. |
Tuy nhiên, bất ngờ hơn nữa là cách đây ba ngày, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra, thời điểm 2010, nếu hạch toán đầy đủ các chi phí, giảm trừ các khoản thu được liên quan đến điện thì giá thành điện có thể giảm 34 đồng/kWh. “Đó là các khoản từ cho thuê cột điện, nhượng bán vật tư hơn 400 tỉ đồng, nếu hạch toán vào thu thì sẽ giúp giảm giá thành khoảng 5 đồng/kWh điện; cộng với lãi khoản đầu tư, kinh doanh khác trên 2.900 tỉ đồng, nếu hạch toán cũng giúp giảm được 29 đồng/kWh”, ông Lê Minh Khái, phó tổng Kiểm toán Nhà nước tính toán.
Điều này nghĩa là, có căn cứ thấy rằng giá điện bình quân của năm 2010 đã có thể không phải tăng cao 6,8% so với giá điện bình quân thực hiện năm 2009 như EVN đã điều chỉnh vào ngày 1.3.2010.
“Sự đã rồi”
Câu chuyện công khai minh bạch giá xăng dầu cũng vậy. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex sau một năm (từ 3.2010 đến 3.2011) tự nguyện niêm yết giá cơ sở công khai đã không tiếp tục thực hiện việc này. Trả lời tại cuộc họp báo đầu tháng 7 vừa qua của bộ Tài chính, thứ trưởng bộ này, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, dù thừa nhận “cơ chế giám sát là cần thiết, quan trọng, cần quy định các nội dung công khai, thời điểm công khai để giám sát” nên bộ “đã giao cho đơn vị định giá thì các phương án của đơn vị phải công khai” và việc công khai này, theo ông Tuấn là “phải thực hiện ở tất cả các đơn vị chứ không chỉ một đơn vị công khai” như cho dù bộ “có giao” nhưng lại chưa có một quy định chung bắt buộc việc niêm yết, thì việc công khai minh bạch mới chỉ là nói nhiều mà làm chưa được bao nhiêu!
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người từng không ít lần kêu gọi về sự cần thiết minh bạch lỗ lãi của DNNN, không ngạc nhiên trước thực tế cứ thanh tra, kiểm toán càng nhiều thì càng phát hiện sự thiếu minh bạch của DNNN. “Điều này, nói theo một cách khác là DNNN được tự tung tự tác trong báo cáo, cơ quan nhà nước nhiều khi chỉ nghe mà không xem lại có hợp lý không”, bà Lan nói. Theo bà, “Bộ chủ quản phải là cơ quan đầu tiên ép DNNN minh bạch, tiếp đó bộ Tài chính phải tạo ra sức ép nhiều nhất về minh bạch cơ sở giá thành. Nếu cơ quan nhà nước một mực “bênh” doanh nghiệp, thậm chí giải thích hộ rằng đáng ra họ tăng ngần này mới đủ nhưng chỉ cho tăng ngần kia, thì làm sao có sự minh bạch được”. Và khi ấy, người dân sẽ vẫn còn phải gánh chịu sự tăng giá một cách thiếu thuyết phục. Sau đó thanh tra, kiểm toán phát hiện việc hạch toán lỗ lãi có mập mờ, thì nói như chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, cũng là “sự đã rồi
TheoSGTT