Đương qui, kỷ tử, thục địa, táo đỏ đều là những vị thuốc quý trong y học. Kỷ tử có tác dụng bổ thận, trị táo bón. Đương qui chứa nhiều glucose, vitamin B12 và tinh dầu, có công dụng bổ huyết, nhuận tràng, trị suy nhược thần kinh. Thục địa giúp kháng viêm, làm hạ đường huyết, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu. Táo đỏ có tác dụng tăng cường thể chất, làm khỏe cơ lực, giúp đẩy nhanh quá trình kháng oxy hóa. Ngoài ra, táo đỏ còn có tác dụng an thần, vì thế nếu cảm thấy mệt mỏi và áp lực với công việc thì nên cho ít táo đỏ vào trong thức ăn hàng ngày.
Không chỉ dùng đơn thuần như một vị thuốc, đương qui, kỷ tử, thục địa, táo đỏ còn được dùng như nguyên liệu trong món ăn, mang lại sự ngon miệng cho những món ăn - bài thuốc. Đối với ẩm thực chay, món ăn bài thuốc càng dễ chế biến hơn và lại không mất nhiều thời gian do món chay chủ yếu từ rau củ, tiềm hay nấu canh gì cũng không quá cầu kỳ. Một điều cần lưu ý là các vị thuốc tu bổ nhưng phải biết cách kết hợp thực phẩm thì mới có tác dụng chứ không thể dùng đại trà như món ăn thông thường.
Trong Canh đại bổ, do 4 vị thuốc đều đã bổ nên chỉ cần chế biến đơn giản với mì căn chay, không cần thêm rau củ gì khác. Chiên sơ mì căn rồi cho vào chưng với đương qui, thục địa, kỷ tử, táo đỏ, hấp cách thủy 1 giờ là đã có món ngon.
Đậu hũ tam cô
Nguyên liệu:
10g mì căn chay, 30g táo đỏ, 2g hạt kỷ tử, 3 miếng đăng qui, 1 miếng thục địa, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa súp rượu nếp trắng, 500ml nước sạch.
Thực hiện:
Mì căn chiên sơ, vớt ra để nguội. Hạt kỷ tử, táo đỏ, đăng qui, thục địa rửa sơ, cho vào thố, chế 500ml nước sạch vào ngâm khoảng 30 phút cho nở ra. Cho mì căn chiên vào sau đó đem hấp cách thủy khoảng 1 giờ, nêm hạt nêm, muối, đường, rượu trắng vừa ăn. Nhắc xuống, dùng nóng.
Theo Diệp Nhiêu