Ông chết vì ung thưgan. Buổi sáng, lúc ôngtrút hơi thở cuối cùng, tôi đang ngồi ngáp vặt ở một cái quán càphê bên bờ kè.
Tôi có thói quen ngồi ở đây từ ngày ông trở bệnh nặng. Trời nóng hầm hập cảtháng nay, ngay ở bờ kè này sáng sớm cũng không có lấy một ngọn gió.
Bên bờ kênh, chiếccần cẩu, những khối bêtông chất chồng lên nhau và đủ thứ máy móc đen đúa của mộtcông trình nạo vét dở dang đang bày bừa hỗn độn đến nhức nhối mắt. Mùi xăng dầuphảng phất trong không khí len vào tận hai buồng phổi. Con đường phía trước đầynhững bọc rác ngổn ngang đợi người thu gom. Luôn luôn có một hay vài thứ nào đótrật chìa, không ở nơi này thì cũng ở nơi khác. Riết rồi thì ai cũng quen vàthấy bình thường.
Hồi đêm tôi có mộtgiấc mơ. Tôi thấy mình chạy xe leo lên một cái dốc dựng thẳng đứng, hai bên làvực sâu hun hút. Xe leo lên gần đến đỉnh thì đột nhiên tắt máy, tôi vội vàngchống hai chân xuống đất cố giữ thăng bằng nhưng chiếc xe cứ loạng choạng và tụtdốc. Tôi hoảng sợ khi biết mình không tránh khỏi cái kết cục bi thảm là sẽ phảirơi xuống vực sâu. Và đến khi cái bánh xe sau bắt đầu bị lật sang bên trái thựcsự, tôi choàng tỉnh dậy; cảnh tượng trong giấc mơ như vẫn còn hiển hiện ngaytrước mắt. Tôi nằm một lúc rồi quờ tay sang bên cạnh tìm cái điện thoại di độngđể xem giờ. 1 giờ 10 phút sáng. Cổ họng khô rát và cái bụng dưới căng cứng, đầyứ nước. Tối qua tôi chỉ uống có ba chai bia, không đá, chẳng bõ bèn gì. ThằngNam cứ hỏi sao vậy mậy, bữa nay không được khoẻ hả. “Thôi kệ nó đi”, thằng TrungTàu xen vô, “nó còn phải lo cho ông già nó nữa. Ờ, mà ổng có khá hơn chút nàohông mậy?” Có đứa nào đó nói, đ.m ung thư mà cha, hỏi gì trớt quớt vậy.
![]() |
Trần Văn Duy (minh hoạ) |
Sau đó tôingồi dậy lần mò trong bóng tối cửa vào toalét. Khi đèn vừa bật sáng, bấtthình lình tôi nhìn thấy một con gián đang bò trên thành bồn rửa mặt,hai sợi râu dài như hai cái cần ăngten ngoe nguẩy không ngớt. Dưới ánhđèn huỳnh quang, con gián có vẻ to lớn dị thường. Hình như nó cũng đãđánh hơi được mối nguy hiểm lởn vởn đâu đó nên đứng khựng lại, nghengóng một cách đầy cảnh giác. Tôi biết nhất cử nhất động của mình đangbị theo dõi. Không nên bộp chộp. Khi đã xác định đúng là có kẻ thù đangở trước mặt thật sự, nó bắt đầu thối lui. Cái đầu nó ngúc ngoắc qua lạinhư để thẩm định cho thật chính xác trận địa, đường tiến cũng như đườnglui một lần cuối, trước khi cuộc truy sát sẽ diễn ra. Rồi khi tôi vừacúi xuống tụt chiếc dép đang mang, con gián đột nhiên tháo chạy thụcmạng, như thể một thứ linh tính huyền bí nào đó mà tạo hoá ban cho nó đểtự vệ đã mách bảo. Suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên được tình huốngnày.
Đầu tiên nó chạy rađằng sau vòi nước rồi ngay lập tức mất hút trong đám chai lọ súc miệng, kem cạorâu, nước rửa tay các thứ… dàn hàng ngang trên mặt bồn rửa. Tôi rón rén nhấc ratừng cái một đặt xuống dưới chân, đến cái chai thứ ba thì đột ngột con gián ù téchạy. Nó cuống cuồng chạy xuống mấy cái hốc bên dưới bồn rửa. Trong lúc quýnhquáng tôi đã huơ tay làm đổ cái ly bằng gốm đựng bàn chải đánh răng bể tan tành.Cái ly có hàng chữ 4U FOREVER chạy bên dưới hai bông hoa hồng đỏ lồng vào nhaucủa Hồng Nhung tặng. Tôi càng hăng máu, quyết bắt cho kỳ được con quái vật này,hoàn toàn quên hẳn cái bụng đang tức đái. Tôi tìm ở mặt dưới bồn rửa, chungquanh những ống nước, nhưng không thấy con gián đâu hết. Có lẽ trong lúc tôi lonhặt mấy thứ rơi rớt dưới đất, nó đã nhanh chân tẩu thoát.
Không còn hào hứngvới cuộc truy sát nữa khi mục tiêu đã biến mất, tôi nghĩ đến chuyện dọn dẹp đốngđổ nát để đi ngủ. Thế nhưng đúng ngay vào lúc ấy, con gián bất ngờ xuất hiện. Cóthể sau một hồi nghe ngóng cho rằng nguy hiểm đã qua, nó yên tâm bò ra. Gián,mày sẽ phải trả một cái giá đắt cho sai lầm nghiêm trọng này. “Chát!” Con giánhứng trọn chiếc dép, thân thể bẹp gí, ruột lòi ra hết đằng sau đuôi, màu xanhrêu pha trộn với một thứ màu bùn đen trên nền gạch men trắng ốp tường nổi lêndưới ánh đèn nêông. Như một tờ giấy dán tường đã bị bong hết keo, nó từ từ rớtxuống sàn nhà không một tiếng động. Tôi vừa hạ sát một con gián. Sự khoan khoái,thoả mãn do một chiến thắng nhỏ đem lại len vào trong lòng, tuy nhiên sau đó, nóđã nhanh chóng biến mất để thay thế bằng một thứ cảm giác buồn nôn, tởm lợm. Tôinhón hai ngón tay kẹp lấy sợi râu con gián ném vào toalét rồi đái. Con gián xoayvòng vòng bên dưới tia nước đái như một chiếc lá và chỉ thật sự biến mất khi tôigiật nước xả bồn cầu. Nước rút đi hết để lộ ra cái miệng ống thoát đen tròntrĩnh rồi từ từ dâng lên trở về tình trạng như ban đầu. Một phần linh hồn củatôi cũng đã bị cuốn hút xuống lỗ đen đó cùng với con gián. Cảm xúc ấy vẫn cònnhững dư chấn mãnh liệt khiến tôi không thể ngủ lại được nữa. Trong đêm tôi đãphải đi vào toalét rửa tay nhiều lần, lần nào cũng xát xà bông cẩn thận và xịtnước thơm vào hai bàn tay nhưng vẫn không trút bỏ được mùi hôi của gián. Cơnbuồn ngủ đè nặng lên hai mi mắt cho đến tận sáng.
Tôi ngó bâng quơnhững chiếc xe máy chạy lầm lũi qua cầu sắt và những người tập thể dục ở côngviên bờ bên kia, đoạn gần ngôi chùa. Một con chó chạy đến ghếch chân lên đái vàocây cột treo biển cấm ôtô đậu trước mặt, tôi huýt sáo khe khẽ và búng ngón taygọi làm quen. Con chó bị quấy rầy không đúng lúc ném vào mặt tôi một cái nhìnkhông chút thân thiện. “Đồ chó đẻ”, tôi cúi nhặt một mẩu giấy dưới chân bàn lênvo tròn, nén thật chặt để ném nó, nhưng mẩu giấy quá nhẹ đã không thể đi đếnđích. Tôi biết con chó đang cười chế giễu.
Chiếc điện thoại diđộng trong túi quần bất thình lình rung lên. Số điện thoại của mẹ tôi.
“Mẹ ạ?”
“Con về nhà ngay.Ba đi rồi”. Giọng bà tỏ ra mỏi mệt nhiều hơn là buồn rầu.
“Vâng”.
“Tít”. Tiếng báokết nối bị ngắt từ phía bên kia. Bà không nói thêm gì nữa. Từ lâu hai mẹ con tôiđã được chuẩn bị cho tình huống này.
Năm tôi học lớp 10, có lần ông nói tôi hãy tưởng tượng nếu ông bất thình lìnhchết, tôi sẽ làm gì để sống. Khi ấy cả nhà đang ăn cơm trưa, mọi người bỗngnhiên im bặt. Một cảm giác nhờn nhợn khiến tôi không nuốt trôi thức ăn trongmiệng. Nó nằm lại ở cuống họng mãi cho đến tận sáng hôm nay mới thực sự trôi đi.
Cả tháng nay ông đãnằm li bì bất động trên giường, lúc mê lúc tỉnh, chẳng thiết gì đến ăn uống. Vớimột thể trạng đã kiệt quệ, ông có thể ra đi bất cứ lúc nào không ai biết. Tôiđoán mẹ tôi có thể không biết ông chết chính xác vào lúc mấy giờ. Có thể là buổisáng hôm nay mà cũng có thể là từ đêm qua. Có nhiều khả năng sáng nay, nhưthường lệ, bà vào lau mặt, rửa ráy cho ông mới phát hiện người ông đã lạnh cứng.Có thể ông đã ra đi mà không trăng trối lại được gì. Có thể tôi là người đầutiên mà bà báo tin. Hàng ngày mẹ tôi phải ép ông uống sữa Ensure và nước súp đểông không bị kiệt sức. Bà làm công việc ấy một mình, không để con bé Hai và tôiđộng tay vào. Có thể bà muốn tự tay mình chăm sóc ông, hay có thể bà nghĩ rằngnếu để con bé Hai và tôi làm cái công việc ấy, sẽ không được chu đáo bằng bà vàông sẽ giận dỗi mà bỏ ăn chăng? Hoặc là tất cả những lý do ấy gộp lại? Tôi khôngbiết. Có điều không thể phủ nhận là, nếu đặt vào địa vị của mẹ tôi, tôi nghĩ làmình không tài nào có được đức tính kiên nhẫn cũng như sự chăm chút và cẩn trọngmà bà dành cho ông. Từ khi ông nằm một chỗ, các nhu cầu sinh lý tự nhiên của ôngđều phải cần đến sự trợ giúp của người khác, tất nhiên chủ yếu là mẹ tôi. Nếubất đắc dĩ ông phải nhờ đến tôi hoặc con bé Hai thì ông không thoải mái một chútnào. Căn bệnh hành hạ cơ thể làm cho ông mỗi lúc trở nên khó chịu. Ông gắt gỏng,thậm chí la hét khi không vừa ý. Nhiều lúc ông rơi vào tình trạng gần như hôn mê.Từ đầu đến cuối, bà đã thực thi bổn phận của mình một cách hoàn hảo, không hềthan vãn.
Tôi nhìn quanh tìmcô gái phục vụ lúc nãy để tính tiền nhưng cô ta đã biến đi đâu mất. Tôi gọi điệnthoại cho Hồng Nhung. Chuông reo nhưng cô không bắt máy. Có lẽ cô đang trongbuồng tắm. Tôi cầm cái điện thoại trong tay mân mê, đợi thêm một lúc nữa. Mộtngười thợ trẻ mình trần trùng trục từ trong lán bước ra, ngồi thụp xuống dướichân chiếc cần cẩu đánh răng, phun ra một đống bọt trắng xoá trước mặt. Tôi ngạcnhiên bắt gặp trên tay người thợ chiếc ca bằng inox của lính Mỹ hồi chiến tranh.Anh ta còn quá trẻ, chỉ khoảng 20, tuổi đời nhỏ hơn rất nhiều so với món đồ đó.Những thứ như thế cùng những vật dụng khác phổ biến trong thời chiến đã biến mấttừ lâu, may ra ở mấy khu bán đồ cũ như chợ Dân Sinh mới có thể tìm thấy chúng.Có một chiếc ca y hệt như vậy ở trong nhà, không biết của ai, bỏ lăn lóc trongbếp cùng với mấy thứ nồi niêu chai lọ. Hồi năm 82, ba tôi đi xe lửa ra Bắc, đểchiếc ca bên cửa sổ. Đến Quảng Bình, tàu chạy chầm chậm qua đoạn đường đang sửachữa, một gã công nhân đứng bên dưới thò tay qua cửa sổ tàu nhẹ nhàng nhón lấy,miệng cười hềnh hệch. Sự việc diễn ra khá nhanh, ông không kịp phản ứng. Đámcông nhân dưới đường, đàn ông lẫn đàn bà, nhìn thấy sự ngỡ ngàng trên gương mặtông, được một mẻ cười đắc thắng.
Nhác thấy bóngchiếc áo đỏ của cô gái bán quán đi ngang qua sân, tôi gọi tính tiền.
Khi chạy xe qua cầu,tôi liếc mắt ngó xuống dưới. Con nước vẫn còn đen ngòm. Tôi thấy xác một conchuột chết nổi lềnh bềnh. Rác trôi từng cụm dạt vào hai bên bờ kè bốc mùi hôithối. Tay lái tôi hơi loạng choạng. Hình như suýt chút nữa tôi đã quẹt vào đuôixe trước mặt. Cô gái đeo khẩu trang chạy chiếc Piaggio màu vàng chanh ngoái lại,“Thần kinh!”
Tôi có một tấm ảnhchụp ngày bé đứng trên một chiếc cầu, ngơ ngác. Ngày hôm đó ông đi cùng với tôi,lúc người thợ ảnh đưa ống kính lên chuẩn bị chụp thì ông đã tránh ra một bên vàđứng ở đâu đó. Tôi dáo dác tìm kiếm trước mặt. Ống kính đã không ghi lại hìnhông nhưng nó kịp thời chớp lấy cái ánh mắt kiếm tìm vô vọng ấy. Cách đây gầnchục năm, người ta đã phá cây cầu, lấp con kênh để xây dựng ở đó thành một khudân cư hiện đại, sang trọng. Tấm ảnh cùng với cây cầu đều không còn nữa sau baođổi thay và bây giờ đến phiên ông, tất cả lần lượt trượt ra ngoài khung ảnh củathời gian. Mẹ tôi nói ba năm sau khi chụp tấm ảnh, ông bắt đầu chuỗi tháng ngàyđau ốm. Mẹ tôi đi nuôi ông hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, mỗi năm ít nhấtcũng một lần, mỗi lần kéo dài hàng tháng trời.
Qua khỏi cầu, đoạnđường bất thình lình bị bó hẹp lại hai bên bởi cái lôcốt nằm chình ình chínhgiữa. Bên trong, mặt đường bị đào xới lên nham nhở, những cái ống thoát nước nằmlăn lóc như những họng súng. Xe chen nhau leo lên cả vỉa hè lở lói. Bên kiađường một con chó hoang chạy lông nhông, nhưng không phải là con chó lúc nãy.
Một gã cố luồn láchchạy vượt lên phía trước, nói gần như quát vào mặt, “Đi cái đéo gì vậy?!”
Lần này không thểđè nén cơn giận dữ đang bùng nổ trong lòng, tôi dừng xe, sừng sộ lại:
“Ông quát tháo aivậy?”
Gã đàn ông, đầutrọc, mặt bự nung núc: “Tao quát mày đấy!”
“Tôi nói chuyện vớiông đàng hoàng. Không được mày tao à nghe!”
“Tao cứ mày tao đấy.Mày làm gì tao? Nào?”
“Đ.M” – Tôi sắp sửabỏ xe, nhảy đến ăn thua đủ với sinh vật ấy thì mấy chiếc xe khác từ dưới chạylên, len vào giữa, án ngữ trước mặt. Tiếng phản đối nhao nhao chung quanh cùngvới tiếng bóp còi inh ỏi.
“Thôi đi hai cha!Đường chật, hai cha đi lẹ lẹ cho tụi tui nhờ”.
“Vô ý thức hết sứcđi! Sài Gòn bây giờ toàn thứ gì đâu”.
“Sáng sớm làm ăn màgặp ba cái gì đâu không hà?!”
Gã đàn ông và tôibỏ đi. Tôi rồ ga, chiếc xe chồm lên phía trước. Không hiểu sao mình lại dễ nổinóng như vậy.
Về đến đầu ngõ tôiđã thoáng thấy bóng con bé Hai đứng đợi, cửa mở sẵn. Có lẽ nó cũng đang sốt ruộtmong tôi về.
“Chú!”
“Bà đâu?”
“Bà đang đợi chú”.
Tôi dựng vội xe, đithẳng vào nhà.
…
Truyện ngắn củaVũ Thành Sơn
SGTT