Lấy cảm hứng từ chuyến đi vòngquanh Nam Mỹ của người anh hùng Che Guevara, một giáo viên người Anh vừatrở thành cá nhân đầu tiên trên thế giới đi vòng quanh lục địa châu Phibằng một chiếc xe máy.
Spencer Conway, 42 tuổi, đã trở về Anh hôm 16/8, sau khi hoàn tấthành trình kéo dài 9 tháng xuyên qua 34 quốc gia châu Phi. Anh đãnhận được sự chào đón từ cộng đồng những người chơi môtô ở quê nhàBiddenden, Kent, Anh, cùng bạn gái lâu năm Cathi và hai con gáiFeaya, 13 tuổi cùng Jez, 15 tuổi.
"Thật tuyệt vời khi trở về nhà dù tôi tin rằng mình đã trải qua mộtthứ tương tự như việc bị sốc văn hóa. Có lúc tôi đã từng đi 2.000 kmmà không gặp một bóng người nên thật sự rất khó để thích nghi vớimôi trường của chuyến đi. Thật tuyệt vời khi trở lại. Lúc tôi về tớigần nhà, một đoàn những người yêu xe máy đã gặp gỡ và lái hộ tốngtôi về, nơi có cả đám đông dân làng đang chờ đón và chúc mừng tôi" -Conway thổ lộ.
|
Spencer Conway tạm dừng chân trên sa mạc, trong quá trình đi qua Namibia |
Conway nguyên là một giáo viên tiếng Anh bìnhthường nhưng có tình yêu lớn lao với châu Phi. Anh đã lớn lên tại"lục địa Đen", nơi cả bố và mẹ đẻ đều làm việc ở đây cho Hội đồngAnh. Cuối tháng 11 năm ngoái, Conway đã bỏ việc để thực hiện chuyếnđi "để đời". Mặc dù nhiều người đi xe máy ở Anh đã thực hiện cáchành trình xuyên châu Phi, bao gồm ê kíp làm phim tài liệu Long WayDown của đài truyền hình BBC 2, Conway là người đầu tiên đi dọc theocác con đường chính kết nối "lục địa Đen" mà không cần sự hỗ trợ từbên ngoài.
Bạn đồng hành duy nhất của anh là một chiếc Yamaha Tenere Z660 XT,động cơ 660cc, trang bị bình xăng 22 lít với mức tiêu thụ nhiên liệutrung bình 5,35 lít/100km. Hành trình dài 59.000km trên chiếc YamahaXT660 tin cậy đã đưa Conway tới Tunisia, rồi băng qua Libya, đi dọcxuống phía đông lục địa qua Mũi Hảo Vọng trước khi trở lại dọc theobờ biển phía Tây, băng qua Cộng hòa Dân chủ Congo, một trong nhữngquốc gia bất ổn nhất thế giới.
Anh cũng nhiều lần phải qua các vùng chiến sự và đã ngã xe vô số lầnkhi đi qua 4 sa mạc, gồm hai lần vượt Sahara và một lần chinh phụcKalahari. Anh cũng phải vượt qua các con đường lầm bụi, hoặc dínhmưa trở nên lầy lội và trơn trượt, phải đối mặt với cái nắng nónglên tới 45 độ C, bão nhiệt đới và bão cát. Có lúc đường đi chỉ kháhơn một chút so với đường mòn trong rừng rậm.
Những lần chết hụt
|
Conway kể rằng trải nghiệm kinh hoàng nhấtdiễn ra hồi tháng 1 năm nay, khi anh bất ngờ đụng độ 3 tên cướp trênmột dải đất vắng người nằm dọc theo biên giới giữa Kenya vàTanzania. Những tên cướp bắn xối xả về phía Conway, khi anh đang tìmcách thoát ra khỏi cung đường khó. "Chuyện xảy ra trong quãng thờigian chừng 10 giây. Tôi ngã khỏi xe nhưng nhanh chóng nhảy trở lạivà tăng ga chạy thoát. Chỉ khi cảm thấy an toàn, tôi mới dừng lại vàthấy rằng xe mình đã trúng một viên đạn" - Conway kể.
Tuy nhiên khi chạy khỏi chỗ bị bắn thêm khoảng 70km nữa, Conway đãphải bỏ xe do bánh sau sụp xuống và văng ra khỏi chiếc xe. Anh phảiđi bộ tới một nhà thờ gần đó, nơi một vị linh mục tốt bụng đã dànxếp để mang xe anh về sửa. Khi trao đổi sự việc với quân đội địaphương, Conway mới biết anh đã rơi vào cuộc phục kích của dân di cưBoran Shiftas có vũ trang, vốn xuất hiện nhiều trong vùng.
Sau lần chết hụt, Conway còn bị những người dân làng giận dữ ở AiCập ném đá và bị cướp tại biên giới giữa Namibia và Angola. Tuynhiên cuối cùng Conway đã về đích thành công, dù sụt mất 12kg trọnglượng.
Conway cho biết anh sống sót nhờ thức ăn kiếm được dọc theo đườngđi, bao gồm những con rắn và cả món cháo ngô đặc nấu với nước thịtđặc trưng của châu Phi. Conway nghỉ chân bất cứ nơi nào có thể, đôikhi sâu trong các bụi cây dọc đường và lúc khác tại các điểm cắmtrại, nơi anh có thể tắm gội và dành chút thời gian để thư giãn.
Được biết chuyến đi của Conway không chỉ để lập kỷ lục bởi anh đãquyên góp được 52.000 USD cho tổ chức Save the Children. Số tiền sẽđược chi dùng để giúp đỡ trẻ em ở một số quốc gia châu Phi nghèokhó, nơi anh cùng chú ngựa sắt Tenere đã đi qua.
Theo Thể thao văn hóa