Trong căn phòng màu trắng cómột cây vĩ cầm rất đẹp, đặt cẩn thận trên tấm lụa màu hồng. Người ta trải quanhphòng những cánh hoa sen trắng vào mùa hạ và mở cửa sổ suốt bốn mùa. Người congái cũng luôn mặc váy trắng nhìn ra ngoài ô cửa, nơi những dãy nhà tăm tắp chạythẳng ngút tầm mắt.

Chút không gian cuối cùng còn đủ rộng để an ủi cô gái là bancông và mảnh vườn nhỏ trồng đầy hoa vĩ cầm. Tất cả toát lên vẻ thánh thiện, đếnmức người ta không dám chạm vào, dù là rất nhẹ, chỉ sợ sẽ vỡ òa khoảng khônggian yên tĩnh ấy.

Hàng ngày, cô gái vẫn thức dậyrất sớm, ngồi bên cửa sổ nhìn ra ngoài, chỉ mong tìm gặp một làng quê yên ả. Ởđấy ủ ấm một hình bóng thân thuộc của cha cô, người đàn ông một đời sống âm thầmvới những vết thương nhằng nhịt, sống để che chở cái mầm non dễ vỡ là cô. Nướcmắt cô vẫn tắm đẫm cho cả hồi ức vừa đẹp vừa buồn của cuộc đời. Trên bàn thờthấp thoáng đôi mắt trầm buồn của người cha quen lầm lũi.

Ngôi nhà nhỏ vách đất nằm sau lũytre - vành đai xanh chạy dọc con đê sông Hồng. Vành đai tre giống như một dảilụa vỗ về phù sa. Những chiều mưa, tiếng vĩ cầm buồn va vào giọt nước mưa mà rạnvỡ. Cô bé chạy chân trần dọc triền sông để đỡ những hạt mưa, chỉ sợ những hạtnước long lanh rơi xuống đất sẽ vỡ òa như muôn giọt nước mắt. Những trận bão bấtchợt làm tiếng vĩ cầm như quay cuồng, cô bé hoảng loạn chạy miết, chạy miết...Đến khi cha cô tìm thấy con gái thì mưa đã ngớt, bầu trời đã trong, thảm cỏ đãxanh, tiếng vĩ cầm rã rời, buồn bã như thể người chơi những bản nhạc quá mệt mỏirồi. Cha bảo:

- Ta về thôi con!

Cô bé úp mặt vào ngực cha, rớtxuống những giọt buồn. Dưới sông lớp  phù sa sau mưa đã lắng, rặng tre buồn hiurủ xuống như một hàng dấu hỏi giữa khoảng trời phẳng lặng.

Mùa hoa vĩ cầm
Ảnh minh họa

Đêm, cô bé nằm im, cố tìm trongtĩnh lặng của bóng đêm tiếng vĩ cầm quen thuộc, nhưng chỉ nhận về những tiếngthở dài nén nhẹ trong vòm ngực của người cha. Ông vỗ vỗ vào lưng cô:

- Ngủ đi, Thụy Anh...

Thường thì cô bé sẽ chìm vào giấcngủ trong sự vỗ về ấm êm của cha, nhưng đêm mưa hôm đó, cô bé đã hỏi cha về mẹ,người từ lâu đã vắng bóng trong ngôi nhà vách đất chênh vênh.

- Khi nào mẹ về?

- Con rất thích một cây vĩ cầmgiống mẹ đúng không? Cha hứa đến lúc nào đó, cha sẽ mua tặng con - người chalảng sang chuyện khác.

Cô bé lại rúc vào ngực cha. Tronggiấc mơ của mình, cô gặp mẹ đang chạy dưới cơn mưa chiều. Bóng mẹ lướt qua dòngsông rồi mất hút phía triền cát. Gió rất mạnh, đổ ập vào lưng mẹ, làm rối tungtóc mẹ, làm cay sè sống mũi cô bé. "Thụy Anh! Thụy Anh, con ơi!", tiếng gọi dadiết ấy chìm lấp dần dưới cát. Cô bé gắng chạy về phía mẹ, phía có tiếng vĩ cầmdu dương, nhưng mãi không nhấc nổi đôi chân bé nhỏ, bất lực, cô ngồi thụp xuống,với tay về phía mẹ. Trên dòng sông đã phẳng lặng trở lại, chỉ thấy vương mấy sợitóc đen dài, vẫn còn thơm mùi bồ kết. "Mẹ! Mẹ ơi!".

"Rồng rắn lên mây

có cây lúc lắc

hỏi thăm thầy thuốc

có nhà hay không?"ư

- A! Chúng mày ơi, con Tây lai nóđến kìa.

- Ném nó đi, đừng cho nó chơi. Mẹtao bảo, cho nó chơi cùng là cũng bị Tây lai đấy. Đồ con lai, ê..ồ...đồ conlai...

Cô bé vẫn đứng đó, mắt nhìn chămchăm vào đồ chơi của lũ trẻ. Em ước một lần được chạm tay, được xếp hàng, nốiđuôi chơi trò "rồng rắn lên mây", hay chỉ đơn giản là ngồi im lặng, nghe đám bạnchuyện trò huyên thuyên về những điều viển vông và về cả những điều mọi ngườiđều biết. Những lúc ấy, tiếng vĩ cầm lại vang lên, dịu dàng, an ủi, dẫn dụ cô bévào một thế giới khác. Tiếng vĩ cầm lướt trên sông, lướt nhanh như dáng mẹ tronggiấc mơ hôm nào, rồi lẫn vào gió cát.

Một ngày, sau buổi hoàng hôn rựcđỏ sông Hồng, Thụy Anh trở về nhà, trầm ngâm khá lâu. Cô bé cảm giác như mất mátmột điều gì quá lớn, như nhận ra sự chờ đợi bấy lâu là vô vọng.

Em đã không còn đủ sức để chạytheo tiếng vĩ cầm và hình bóng mẹ trong giấc mơ. Thụy Anh tìm ra sau vườn, nơicha cô đang vun nốt những luống cải cuối cùng. Cô bé nghĩ, không cần vui xớichúng làm gì, vì đến tháng ba, cải sẽ ra hoa hết. Cái màu vàng của loài hoa ấykhiến cô bé khó chịu vô cùng, nó làm héo hắt cả khu vườn rộng, đôi lúc lại quákhoe mẽ. Cô bé vẫn thường tránh không ra vườn vào mùa hoa cải.

- Con đi chơi về rồi à, con gái?

- Cha có thật là cha ruột của conkhông? Sao màu mắt con không giống cha?

Người cha im lặng cúi đầu.

Mùa hoa vĩ cầm

Ảnh minh họa

- Con muốn đàn như mẹ.

- Được, để cha thử tính xem.

Cô bé lầm lũi vào nhà. Người chaim lặng bước theo. Nhìn con bé, ông nhớ đến vợ, người đàn bà kéo đàn vĩ cầm đãsinh con và bỏ con theo người khác vì không chịu nổi nghèo khó.

Cây vĩ cầm nằm câm lặng bên dảilụa hồng. Thi thoảng gió từ ô cửa sổ luồn vào, dây vĩ cầm rung lên như một tiếngkhóc rồi âm thanh trôi vào im lặng. Từ khi có cây vĩ cầm, Thụy Anh chưa một lầnkéo được bản  nhạc du dương như bản nhạc năm nào trên bờ đê lộng gió. Cha cô đãra đi, mang theo sự cô độc và những vết thương lòng rỉ máu. Ông vốn là thầy giáogiỏi của một trường lớn trong thành phố. Vì không thể im lặng trước những chuyệnchướng tai gai mắt, ông bị đẩy tuột khỏi cái nghề đã đam mê. Cha tìm về quê nội,sống cuộc đời bình dị. Nhưng mẹ cô thì đã không chịu đựng được sự bình dị -nghèo khổ. Sau khi sinh ra cô - dù cô không có màu mắt và màu tóc của cha - mẹvẫn bỏ tất cả để ra nước ngoài cùng một người đàn ông ngoại quốc. Người đàn ôngấy về làng khảo sát địa hình để xây dựng một khu du lịch sinh thái bên sôngHồng. Họ chỉ để lại tiếng "con lai" cho cô và để cho cha cô cái tiếng "nuôi contu hú". Nhưng cô chưa bao giờ nghe cha tiết lộ về mẹ. Và hai cha con vẫn trôngđợi mẹ. Sao mẹ mãi không về?

Ngày cô đòi cây đàn vĩ cầm, cũnglà lúc dự án đường cao tốc chạy qua làng. Dự án lấy đi mảnh vườn và gần hết nềnđất căn nhà. Thấy con gái đắm đuối với khúc nhạc vĩ cầm, người cha đã bán nốtmảnh đất còn lại để đưa cô lên thành phố. Cha bảo:

- Lên đó con mới có chỗ học chơivĩ cầm.

Rồi cha tìm được một ngôi nhà vàmột mảnh vườn nhỏ. Trong vườn, cha trồng rất nhiều hoa cải vàng. Mùa thu, khicây vĩ cầm cha đặt mua chưa về tới nhà, cha đã mất vì tai nạn giao thông. Tainạn ấy cũng lấy đi một cánh tay của cô. Cây vĩ cầm đành nằm câm lặng trong cănphòng. Nhưng trong ký ức của cô, nơi có dòng sông Hồng và dải lụa tre xanh vẫndu dương tiếng vĩ cầm. Những trưa nắng hanh hao, trong ảo ảnh xa mờ, cô thấydáng mẹ đang từ triền cát trắng lướt nhanh về ngôi nhà vách đất và mảnh vườnvàng hoa cải. Rồi hình ảnh ấy lại vỡ òa trên những ngôi nhà cao tầng, trên sựngột ngạt của xe cộ, trên cây vĩ cầm đã câm lặng từ rất lâu.

Thụy Anh đặt tên cho vườn hoa cảivàng của cha là vườn hoa vĩ cầm, một cái tên vừa kiêu sa vừa trầm lắng suy tư.Cô hiểu vì sao ngày xưa, cứ đến mùa hoa cải vàng, cha lại ra vườn ngồi chờ mongmột điều gì đó. Vì sao cha phải tìm mua bằng được một ngôi nhà có vườn, vì saongay khi dọn về đây, cha đã đạp xe mấy chục cây số tìm mua hạt cải về gieo. Phảichăng, cha sợ mẹ không thấy đường về nếu không còn dải hoa cải vàng? Hàng ngày,Thụy Anh dành một khoảng thời gian ra chăm tưới vườn vĩ cầm. Sau một đêm mưatỉnh dậy, cô mở bung cửa sổ, thốt lên: "Vĩ cầm nở rồi kìa! Cha ơi, vĩ cầm đãnở".

Không hiểu từ khi nào, cô khôngcòn thấy ghét dải hoa cải vàng. Có lẽ, từ khi cô đặt tên cho loài hoa ấy, cô đãgửi vào đó niềm vui đợi chờ. Hoa nở được ba ngày, trong lúc cô đang làm nhữngcông việc lặt vặt thì có tiếng chuông cửa. Tim cô như ngừng lại, đã lâu lắm rồi,không ai tới ngôi nhà này. Cô hồi hộp ra mở cửa, một chàng trai giơ tay chào vàmỉm cười:

- Xin chào. Tôi muốn mua một bóhoa cải vàng, được không?

- Mua hoa cải vàng? Để làm gì?

- Để tặng một người.

- Nhưng nhà em không có hoa cảivàng.

- Ồ , cô vui tính thế. Nhưngkhông sao, tôi sẽ đi nếu cô chơi cho tôi nghe một khúc vĩ cầm.

- Tại sao anh biết tôi có cây vĩcầm?

Ánh mắt người thanh niên chợtdừng lại trước di ảnh của cha cô và nghẹn ngào:

- Thầy...

Thụy Anh hoàn toàn bất ngờ:

- Có phải anh là...?

Người thanh niên gật đầu.

- Cha em vẫn thường nhắc đến anh,người học trò mà ông thương nhất. Anh đang học ở nước ngoài và là người cha emnhờ tìm mua cây vĩ cầm?

Người thanh niên lại gật đầu, anhkhẽ bước lên bàn thờ.

- Thầy ơi...

- Cha em vẫn chưa kịp nhìn thấycây vĩ cầm. Còn em rất muốn được chơi một bản vĩ cầm nhưng lại không thể.

- Chỉ vì em mất một cánh tay thôisao? Anh nghĩ nếu em cố gắng, những bản vĩ cầm sẽ vang lên...

Hết mùa hoa vĩ cầm, Thụy Anh đãbiết giữ cây đàn bằng đôi chân và kéo những tiếng vĩ cầm đầu tiên bằng cánh taycòn lại. Người thanh niên nói sẽ đưa cô đến một thầy dạy vĩ cầm, sẽ làm cho cănnhà cô quạnh này sống dậy bằng những bản nhạc du dương. Nhìn những bông vĩ cầmcuối mùa tàn trong nắng hè hanh hao, anh nắm chặt tay cô, nói: "Nhất định anh sẽđưa em đi tìm mẹ". Trên bàn thờ, hình như người cha mỉm cười...

Theo Tạ Đức An
Phụ nữ