6 điều người mới tiết kiệm cần biết: Nắm rõ để bắt đầu hành trình tự chủ tài chính dễ dàng hơn!

Cùng đọc để xem mình đã nắm rõ được bao nhiêu điều về tiết kiệm rồi nhé!

"Tự lo để tự do tài chính" là châm ngôn sống của nhiều người trẻ ngày nay. Và để tự do tài chính thì tiết kiệm chính là chìa khóa không thể thiếu. Nhưng để tiết kiệm thế nào cho bài bản và đúng cách, cũng như giúp công cuộc này trở nên dễ dàng hơn thì không phải ai cũng biết.

Theo đó, The Balance đã gợi ý những điều mà người mới tiết kiệm cần lưu ý trước khi bắt đầu hành trình của mình:

1. Khi có những khoản nợ, tiết kiệm nên được bắt đầu khi nào?

Khi có những khoản nợ, việc tiết kiệm sẽ trở thành 1 điều xa vời. Nhiều người quan niệm, chỉ nên bắt đầu tiết kiệm khi đã tất toán sạch sẽ các khoản nợ. Tuy nhiên, trên thực tế các chuyên gia tài chính lại cho rằng, suy nghĩ đó chỉ cần áp dụng cho những món nợ có lãi suất cao. Còn ngược lại, đối với những khoản nợ có lãi suất thấp, bạn không nhất thiết phải trả sớm và có thể chia nhỏ số tiền ra để tiến hành song song với việc tiết kiệm.

Lý do được đưa ra là bởi, nếu các khoản nợ có lãi suất cao vẫn còn đó thì bạn sẽ không có đủ tiền sau khi đã trừ đi các chi phí sinh hoạt. Và như vậy, nếu không may phát sinh vấn đề cấp bách, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.

2. Tiết kiệm và đầu tư không giống nhau

Dù có 1 điểm chung là giúp bạn nhanh chóng tự chủ tài chính nhưng chúng lại có vai trò khác nhau, từ đó tạo ra sự khác biệt rất lớn.

3. Nên tiết kiệm bao nhiêu?

Có nhiều người cho rằng tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Nhưng không phải, tiết kiệm càng sớm càng tốt mới đúng. Điều đó có nghĩa là, cố gắng tích lũy nhiều chưa chắc đã tốt bằng việc bạn bắt đầu ngay từ sớm.

Theo đó, bạn nên biết rằng, tiết kiệm bao nhiêu là tốt sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, lối sống và thu nhập của cá nhân bạn.

Để chi tiết hơn, bạn cần một tài khoản có tổng số tiền từ 3-6 tháng sinh hoạt phí và có thể dễ dàng dùng khi cần. Trong đó, khoản tiền tiết kiệm dành cho các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn lại khác nhau.

4. Tiết kiệm cho bản thân trước

Một trong những cách đơn giản và hiệu quả để tiết kiệm là “Trả cho bản thân trước” (Pay yourself first). Phương pháp này đã được chứng minh qua thời gian và có ảnh hưởng nhất định đến cách tiết kiệm của chúng ta. Đây cũng là một trong những lời khuyên phổ biến về quản lý tiền.

Cụ thể, "pay yourself first" theo Investopedia có nghĩa là, ý tưởng đằng sau nguyên tắc này rất đơn giản: Hàng tháng hoặc bất cứ khi nào có thu nhập, bạn ưu tiên giữ lại tiền tiết kiệm trước, sau đó tính đến các chi phí sinh hoạt.

5. Làm thế nào để tiết kiệm tiền dễ dàng hơn?

Nếu bạn đang cảm thấy tiết kiệm khó khăn, hãy cố gắng tiêu xài ít hơn mỗi tháng. Điều này đặc biệt đúng với tất cả những người vừa mới bắt đầu tiết kiệm. Tuy nhiên, bạn hãy làm mọi thứ từ từ, ví dụ: tháng này cố gắng chi tiêu ít hơn 1-2 triệu (thậm chí là 500k) so với tháng trước và lặp đi lặp lại để tạo thói quen. Sau khi thói quen đã được hình thành, hãy nâng dần số tiền tiết kiệm 1 cách từ từ.

Có 1 bí quyết cho những người tiết kiệm là, hàng tháng ngay khi nhận lương, bạn chuyển luôn 1 khoản tiền vào tài khoản ngân hàng khác. Sau đó cất đi, tuyệt đối không dùng đến, cũng không cất thẻ trong ví, để bản thân quên đi sự tồn tại của nó.

Hoặc giả, bạn cũng có thể đăng ký rút tiền tự động vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng ở ngân hàng, nó có thể giúp bạn bớt cảm thấy áp lực khi phải tự tiết kiệm.

Cùng với đó, đừng quên tính toán lại chi tiêu hàng tháng và đưa ra phương án khác tiết kiệm hơn cho các nhu cầu của mình trong cuộc sống thường ngày.

6. Cách để "tiền đẻ ra tiền", từ đó có khoản tiết kiệm

Trước khi bắt đầu tiết kiệm, hãy cố gắng trả hết những khoản nợ, nhất là nợ tín dụng. Sau đó, hãy sử dụng triệt để những loại thẻ tín dụng tích điểm, mua sắm hoàn tiền.

Và cuối cùng, bạn nên cân nhắc làm thêm 1 công việc phụ ngoài việc chính như: làm thêm part-time hoặc thử sức buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ đều được. Thu nhập từ những công việc này ban đầu có thể không nhiều nhưng nó sẽ tăng dần theo thời gian và là 1 khoản riêng mà bạn hoàn toàn có thể gửi tiết kiệm.

Ngoài ra, đừng quên đặt ra mục tiêu cho bản thân cũng như các phương án động viên, khích lệ chính mình khi đạt được điều đó. Bằng cách này, bạn sẽ có thêm nhiều hứng thú để tiết kiệm cũng như kiếm tiền hơn.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/6-dieu-nguoi-moi-tiet-kiem-can-biet-nam-ro-de-bat-dau-hanh-trinh-tu-chu-tai-chinh-de-dang-hon-22202258114531524.htm

tiết kiệm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.