- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ba thay đổi chi tiêu giúp bà mẹ nghỉ việc không lương vẫn có tiền bỏ ống
Ngay sau khi nhận quyết định nghỉ việc không lương, chị Lan đã về lập lại kế hoạch chi tiêu của gia đình sao cho hợp với thực lực tài chính ở thời điểm hiện tại.
Chị Lan ở Thanh Xuân, Hà Nội làm nhân viên văn phòng với mức lương 9 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm nhân viên kĩ thuật viễn thông, thu nhập 11 triệu đồng/tháng. Anh chị có 2 con, đều đang tuổi tới trường.
Chị Lan cho biết, sau cưới anh chị được bố mẹ cho nhà nên vợ chồng chỉ việc tập trung làm ăn nuôi con. Ngay sau khi kết hôn, hai vợ chồng chị đã thống nhất chỉ tiêu 60% thu nhập, còn lại 40% dành cho tích lũy dự phòng. “Tổng thu nhập của vợ chồng mình một tháng là 20 triệu, sau khi nhận lương mình chuyển luôn 8 triệu vào tài khoản tích kiệm. Còn lại 12 triệu mình chia thành từng khoản, tuyệt đối không để tiêu quá tay”.
Ngay sau cưới, vợ chồng chị Lan đã thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý tài chính: giữ 4 tiêu 6 (Ảnh minh họa)
Các khoản chi tiêu của chị Lan như sau:
Tiền ăn: 4 triệu đồng
Tiền học của con: 3 triệu đồng
Tiền điện nước + Internet: 1 triệu đồng
Đối nối, đối ngoại: 1 triệu đồng
Xăng xe, quần áo, thuốc men và những khoản phát sinh khác: 3 triệu đồng.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, từ đầu tháng 4 công ty chị Lan cho nhân viên tạm thời nghỉ việc không lương tới khi dịch bệnh ổn định trở lại. Trong khi đó, chị chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất từ lương. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tài chính kinh tế gia đình. Từ đó, chị thay đổi 3 điểm trong kế hoạch chi tiêu của mình.
Cân đối lại tài chính, giữ vững nguyên tắc tiêu 6 giữ 4
Chị Lan chia sẻ, nghỉ việc là điều không ai mong muốn nhưng do tình hình chung nên chị chấp nhận với tinh thần lạc quan. Ngay sau khi nghỉ việc, việc đầu tiên chị làm là lập lại kế hoạch chi tiêu sao cho cân đối với thực lực tài chính hiện tại của vợ chồng chị.
“Mình không đi làm, thu nhập gia đình giảm một nửa bởi chỉ còn nguồn thu từ lương của chồng. Tuy nhiên, dù tài chính khó khăn nhưng mình vẫn tiếp tục duy trì nguyên tắc quản lý tài chính giữ 4 tiêu 6, tức là mình chỉ tiêu 60% của 11 triệu tiền lương của chồng, tương đương 7 triệu, còn 4 triệu để tiết kiệm. Đang tiêu ở mức 12 triệu đồng/tháng giờ phải giảm đi 4 triệu nên mọi khoản mình đều phải thắt thặt, tiêu đúng hạn mức sao cho không bị âm”, chị Lan cho hay.
Hạn chế các khoản chi tiêu không cần thiết
Để thắt chặt chi tiêu, chị Lan thiết lập lại từng khoản chi trong gia đình. Cụ thể các khoản chi của gia đình, chị cân đối lại như sau:
Tiền ăn: 4 triệu đồng.
Tiền điện nước + Internet: 1 triệu đồng
Đối nội, đối ngoại: 500.000 đồng
Xăng xe, quần áo, thuốc men và những khoản phát sinh khác: 1 triệu đồng
“Vì dịch bệnh, hai con mình đều được nghỉ học nên mình cũng đỡ khoản học phí. Ngoài ra, mình gần các khoản chi tiêu như quần áo, tụ họp bạn bè, sự kiện đối ngoại thăm hỏi cũng giảm rất nhiều... bởi thứ nhất dịch bệnh mọi người cũng hạn chế đi lại; thứ 2 bản thân đang trong thời gian nghỉ ở nhà thì các khoản mua sắm quần áo là không quá cần thiết. Đồng thời, mình cũng hạn chế tối đa các khoản phát sinh khác để giữ vững định mức chi tiêu của mình.
(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)
Riêng tiền ăn mình giữ nguyên bởi với mình sức khỏe gia đình luôn là quan trọng. Đặc biệt trong khi dịch bệnh căng thẳng, mình càng phải đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cả gia đình”, chị Lan chia sẻ.
Tìm cách có thêm thu nhập
Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, xin việc không phải dễ dàng, cũng chưa biết khi nào công ty cũ mới hoạt động trở lại nên chị Lan đã xin làm cộng tác viên bán hàng qua mạng để có thêm thu nhập:
“Trên mạng có rất nhiều người kinh doanh online tuyển cộng tác viên bán hàng. Tuy nhiên, mình cũng nghe nhiều chị em kể chuyện bị ‘quỵt’ lương nên chỉ tìm tới người quen, hoặc địa chỉ uy tín để cộng tác. Lương cộng tác cũng không được nhiều, bình quân mỗi ngày chỉ được khoảng 100.000 đến 150.000 đồng, nhưng mình vẫn kiên trì làm bởi mình hiểu rằng trong thời buổi dịch bệnh, kiếm thêm được đồng nào hay đồng ấy.
Tính ra một tháng, chị Lan có thêm khoảng 4 triệu từ việc cộng tác bán hàng. Tiền này chị chia đều, dồn vào khoản tích lũy dự phòng đủ 6 triệu/tháng. Còn 2 triệu để chi tiêu thêm. Như vậy, hàng tháng chị Lan vẫn có tích luỹ mà chi tiêu không quá bị hụt.
Chị Lan chia sẻ, thời gian trước mắt, chị sẽ giữ đúng kế hoạch chi tiêu trên với phương châm “liệu cơm gắp mắm”. Chị cho rằng, dù kinh tế có khó khăn hơn nhưng nếu biết khéo léo chi tiêu thì cuộc sống vẫn yên ấm. Do đó, lúc nào chị cũng lạc quan để có thể tập trung chăm sóc gia đình mình được tốt nhất.
Theo VietNamNet
-
Mua sắm1 giờ trướcTừng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
-
Mua sắm5 giờ trướcGiá dưa hấu rớt thê thảm, khiến mỗi hộ nông dân thua lỗ hàng trăm triệu đồng... Nhiều quả dưa to đẹp bị vứt đầy đồng.
-
Mua sắm6 giờ trướcNhững bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới.
-
Mua sắm10 giờ trướcSáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên mốc 85 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm10 giờ trướcBlack Friday được coi là dịp giảm giá mạnh nhất năm. Vậy Black Friday 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
-
Mua sắm13 giờ trướcDự kiến, từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, từ đó tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.
-
Mua sắm13 giờ trướcNghe ngóng giá vàng giảm, nhiều khách hàng vội mang vàng đi bán. Mấy ngày sau, giá vàng lại đảo chiều đi lên khiến không ít người chịu thiệt hại hàng chục triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm1 ngày trướcDám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ 15h hôm nay (21/11), giá xăng giảm nhẹ, trong khi giá các loại dầu tăng giảm trái chiều nhưng cũng không đáng kể.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng 21/11, Quốc hội thảo luận về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Mua sắm1 ngày trướcChỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần qua, bỏ xa mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn 99,99 cũng nhảy vọt.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng hôm nay 21/11/2024 trên thị trường quốc tế hồi phục và tăng mạnh sau khi chịu áp lực chốt lời và một đồng USD mạnh. Vàng miếng SJC tăng thêm 2,7 triệu đồng sau 3 ngày, trong khi nhẫn trơn tăng hơn 3 triệu.