- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bỏ cọc hàng loạt, đất đấu giá còn 'nóng'?
80% nhà đầu tư bỏ cọc tại phiên đấu giá đất Thanh Oai vừa qua cho thấy thị trường đang bị "thổi giá", điều này sẽ ảnh hưởng đến các phiên đấu giá thời gian tới.
Mới đây, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai xác định, hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá đất với 68 thửa tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao vào ngày 10/8 nhưng chỉ có 13 lô nộp đủ tiền mua. Những lô nộp tiền mua chỉ có giá cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2. Những lô đất còn lại, bao gồm lô có giá trúng cao nhất 100,5 triệu đồng/m2 đã không nộp tiền.
Thực tế, hiện tượng "thổi giá" tại các phiên đấu giá bất động sản không phải là mới. Nhiều nhóm đầu cơ tham gia trong các phiên đấu chủ yếu trả giá cao để tạo ra mặt bằng giá mới rồi sau đó thoát hàng ra để chốt lời. Nếu những lô đất không thể sang tay sớm thì việc bỏ cọc sẽ xảy ra.
Theo ông Nguyễn Quang Huy - CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Nguyễn Trãi, sau sự kiện bỏ cọc 80% tại Thanh Oai, có thể thấy thị trường đang có một nhóm đối tượng làm giá, dẫn đến những "cơn sốt" đất ảo ngắn hạn, khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị cuốn vào vòng xoáy đua giá mà không nhận ra giá trị thực sự của đất. Điều này sẽ tạo ra sự bùng nổ ngắn hạn nhưng sẽ kéo theo sự suy thoái nhanh chóng khi thị trường điều chỉnh hoặc các nhóm đầu cơ rút lui khỏi thị trường.
Nhiều người bỏ cọc sẽ ảnh hưởng tới thị trường thời gian tới.
"Việc 1 phiên đấu giá có tới 80% nhà đầu tư bỏ cọc, lại là những nhà đầu tư trả giá cao cho thấy vụ việc này đang bị thao túng bởi các nhóm đầu cơ chuyên nghiệp. Các nhóm này thường có sự hợp tác với nhau để tạo ra sóng ảo trên thị trường, thông qua việc trả giá cao trong các phiên đấu giá, nhằm thổi phồng giá đất. Mục tiêu không chỉ là kiếm lợi nhuận từ mảnh đất đấu giá mà còn là tác động đến giá trị của các dự án bất động sản khác trong khu vực. Khi giá đất bị đẩy lên quá cao, các nhà đầu cơ này có thể nhanh chóng thoái vốn tại các dự án liên quan và thu về lợi nhuận lớn từ những nhà đầu tư khác", ông Huy phân tích.
Tuy nhiên, theo ông Huy, sau những sự kiện bỏ cọc lớn, thị trường có thể sẽ đối mặt với một giai đoạn điều chỉnh mạnh. Các cơ quan chức năng và chính sách kiểm soát tín dụng sẽ dần siết chặt, khiến các nhà đầu tư và đầu cơ không còn dễ dàng thao túng giá đất như trước. Điều này sẽ dẫn đến một sự cân bằng hơn trong thị trường đấu giá đất trong thời gian tới.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, việc có đến 55 lô đất có mức giá trúng cao nhất từ 80 – hơn 100 triệu đồng/m2 ở Thanh Oai bỏ cọc đã cho thấy, những người đấu giá đất trúng chủ yếu là người đầu cơ. Việc tham gia đấu giá đất và đẩy giá lên rất cao của nhóm người này đang làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.
“Việc đấu giá đất và thổi giá lên mức rất cao của nhóm đầu cơ đang tạo ra những hệ lụy rất lớn như không chỉ đẩy giá đất nền ở các quận, huyện tại Hà Nội lên mức rất cao mà giá các loại bất động sản khác như chung cư cũng bị đẩy lên mặt bằng giá mới. Giá đất nền mà tăng lên nhanh chóng như thế thì không có lý gì giá chung cư lại không tăng theo cả. Việc này tạo ra sự nhiễu loạn trên thị trường bất động sản chứ không chỉ có đất nền", ông Thịnh nói.
Nhiều lô đất bị thổi giá, nhà đầu tư bỏ cọc.
Cũng theo ông, hệ lụy là gây khó khăn cho người có nhu cầu thực, cho các chủ đầu tư trong quá trình phục hồi của thị trường bất động sản. Tệ hơn nữa là tạo ra các áp lực, khó khăn cho Chính phủ trong hoạt động quản lý, thực thi các chính sách pháp luật về đất đai. Nhà nước sẽ khó khăn hơn trong việc thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng vì giá đất đã được thổi lên nhiễu loạn.
Trước việc hàng loạt các địa phương đang có kế hoạch tổ chức đấu giá đất hiện nay, để hoạt động này đi vào ổn định và phù hợp thực tế, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, cần điều chỉnh một số khâu. Đầu tiên là việc địa phương tổ chức đấu giá đất phải tiến hành xác định lại mức giá khởi điểm sát với giá thị trường. Từ đó mức giá đặt cọc sẽ được nâng lên.
Cùng với đó, cần có thêm các điều chỉnh kỹ thuật. Chẳng hạn việc đặt cọc phải được hoàn thành trước khi phiên đấu giá diễn ra. Đấu giá xong thì khoảng 15 ngày, người trúng đấu giá phải nộp tiền chứ để 90 ngày như trước kia hay một số địa phương đang áp dụng 30 ngày như hiện nay là quá dài.
Đồng thời, phải có thêm các quy định, người trúng đấu giá đất sẽ là người đứng tên trong sổ đỏ và đất đấu giá phải sau một thời gian chẳng hạn từ 3 – 5 năm mới được mua đi bán lại. Có thể xây dựng thêm các quy định nữa như trong khoảng thời gian từ 3 – 5 năm, anh phải xây nhà theo quy hoạch đã được phê duyệt.
"Với các điều chỉnh như thế này mới có thể hạn chế được các đối tượng đầu cơ tham gia đấu giá đất làm nhiễu loạn thị trường”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh khuyến nghị.
Ông Lê Hồng Phúc, Trưởng phòng Quản lý Dự án và Phát triển quỹ đất thuộc Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai cũng chia sẻ: Sau phiên đấu giá với số lượng người tham gia kỷ lục, đơn vị và chính quyền địa phương thực sự đau đầu và rất vất vả. Tưởng chừng như phiên đấu giá thành công, nhưng thực tế chỉ có 13/68 lô đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính, khiến số tiền thu về chỉ đạt 20% so với dự kiến. Thời gian đấu lại chưa xác định được thời điểm, khiến ngân sách địa phương gặp khó.
Ông Phúc cho rằng, để tránh lặp lại kịch bản xấu này trong tương lai, thành phố cần xem xét lại bảng giá đất khu vực Thanh Oai, đồng thời áp dụng công cụ thuế đối với các khách hàng trúng đấu giá.
"Trong vòng 24 tháng, những lô đất trúng đấu giá không được chuyển nhượng, nếu chuyển nhượng phải tính thuế, phí dựa trên giá đấu trúng. Điều này sẽ giúp hạn chế đầu cơ và làm ổn định thị trường," ông Phúc kiến nghị.
Ông Nguyễn Quang Huy đề xuất, ngoài việc thu hồi tiền cọc, cần áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính mạnh mẽ hơn đối với những nhà đầu tư bỏ cọc. Ví dụ, tùy vào mức độ vi phạm, có thể áp dụng các mức phạt từ 30% đến 200% giá trị tiền cọc.
Điều này sẽ tạo ra rào cản đối với những hành vi đầu cơ không lành mạnh, đảm bảo rằng chỉ những nhà đầu tư có kế hoạch tài chính vững chắc mới tham gia đấu giá, các nhà đầu tư bỏ cọ sẽ có thể không được tham gia có thời hạn hay vĩnh viễn về việc tham gia đấu giá trong tương lai.
Theo VTC
-
Mua sắm1 phút trướcCác hộ dân trên địa bàn huyện Đăk Hà, Kon Tum đang dần chuyển đổi sang mô hình trồng dâu nuôi tằm, thay thế cây trồng dài ngày. Mặc dù mới triển khai nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân.
-
Mua sắm25 phút trướcSáng nay (14/10), giá vàng nhẫn vẫn neo ở đỉnh cao hơn 83 triệu đồng/lượng. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng nhẫn lãi hơn 30%.
-
Mua sắm51 phút trướcSắp đến ngày Halloween, phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang bày bán la liệt các loại đồ chơi, trang phục, đồ trang trí kỳ quái, ma mị để phục vụ khách hàng.
-
Mua sắm3 giờ trướcMua nhà, đất không sổ hay sổ đồng sở hữu do tài chính hạn hẹp là lựa chọn của nhiều người trong bối cảnh giá nhà tăng cao. Mặc dù hình thức này giúp giảm gánh nặng tài chính nhưng nó đi kèm với nhiều rủi ro đáng kể.
-
Mua sắm14 giờ trướcNhững quả táo có kích thước nhỏ, cuống dài như cherry, màu đỏ tươi đẹp mắt đang được bày bán khắp các chợ. Rất nhiều người mua loại quả này về thưởng thức.
-
Mua sắm19 giờ trướcGiá cau tươi liên tục tăng kỷ lục, gấp khoảng 8 lần năm ngoái. Bà con nông dân tại Quảng Nam và Quảng Ngãi rất phấn khởi khi bán 1 tấn cau có thể mua được cả lượng vàng.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng nay (13/10), giá vàng nhẫn tròn tăng 200.000 đồng/lượng so với trước đó, lên mức 83,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước tăng xuất phát từ việc giá vàng thế giới liên tục tăng trong các phiên giao dịch gần đây.
-
Mua sắm1 ngày trướcXuất hiện tình trạng giả mạo công ty luật, tư vấn để lừa đảo doanh nghiệp xin giấy phép kinh doanh vàng trang sức, yêu cầu phí “môi giới” cao dù thủ tục này hoàn toàn miễn phí.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá điện vừa được điều chỉnh tăng lên hơn 2.100 đồng/kWh. Theo đó, sẽ có hàng chục triệu khách hàng bị tác động và nhóm đơn vị sản xuất sẽ phải trả thêm khoản tiền nhiều nhất khi giá điện tăng.
-
Mua sắm2 ngày trướcGiá vàng hôm nay 12/10/2024 trên thị trường quốc tế tăng mạnh, động lực chính là các báo cáo mới về kinh tế Mỹ. Trong khi đó, vàng trong nước lấy lại đà tăng giá.
-
Mua sắm2 ngày trướcTập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% từ hôm nay.
-
Mua sắm2 ngày trướcKhông chỉ mang lại lợi nhuận cao, việc nuôi loài cua này giúp người tiêu dùng được thưởng thức đặc sản nổi tiếng Trung Quốc với giá rẻ bằng một nửa so với hàng nhập khẩu.
-
Mua sắm2 ngày trướcVàng tăng như lên đồng, ôm đống tiền ăn chực nằm chờ vẫn không mua được
-
Mua sắm2 ngày trướcGiá bán chung cư tại Hà Nội tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng ở cả hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Tại thị trường sơ cấp, giá bán trung bình chung cư đạt 64 triệu đồng/m2 và đà tăng của chung cư chưa có dấu hiệu dừng lại.