Cách sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để lập ngân sách chi tiêu

Việc sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để lập ngân sách rất thực tế. Với cách phân bổ phù hợp, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý dòng tiền và kiểm soát chi tiêu.

Bạn cần bao nhiêu tài khoản ngân hàng để sử dụng? Việc sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng có thể giúp bạn lập ngân sách dễ dàng và chi tiêu ít hơn. Việc duy trì các tài khoản ngân hàng này đòi hỏi một chút khéo léo nhưng sẽ thành công nếu bạn dành thời gian để làm quen và áp dụng nó hàng tháng.

Có 1 số cách để giúp bạn quản lý nhiều tài khoản ngân hàng cùng một lúc, sẽ giúp tự động hóa tiền bạc của bạn, phù hợp với ngân sách chi tiêu và còn tiết kiệm được nhiều hơn.

Cách sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để lập ngân sách chi tiêu-1

Lợi ích của việc sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng

Có nhiều tài khoản ngân hàng nghe có vẻ khó quản lý hơn khi chỉ có một tài khoản, nhưng nó thực sự dễ dàng và tốt hơn vì nhiều lý do. Khi bạn chỉ có một tài khoản, bạn cần phân bổ thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và mọi thứ khác chỉ trong 1 chiếc thẻ. Và khi tất cả những thứ này được gộp chung, thì quá dễ dàng để chi tiêu vượt mức.

Nếu sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng nó sẽ giúp bạn:

- Bám sát vào ngân sách hơn

- Theo dõi chi tiêu sát sao

- Tiết kiệm tiền nhanh hơn

Cách sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để lập ngân sách

Tài khoản 1: Tiết kiệm/Đầu tư

Tài khoản này sẽ chứa tất cả số tiền dành cho việc tiết kiệm bao gồm gửi tiết kiệm lấy lãi và số tiền sẽ phân bổ vào các danh mục đầu tư. Mỗi khi nhận được lương sẽ chuyển khoản số tiền từ thẻ nhận lương vào tài khoản này rồi phân bổ vào sổ tiết kiệm và các quỹ đầu tư khác nhau.

Tài khoản 2: Dành cho quỹ khẩn cấp

Quỹ khẩn cấp cũng cần nằm trong 1 tài khoản riêng biệt, ngân hàng khác với các tài khoản còn lại. Chủ yếu để dành cho các vấn đề phát sinh bất ngờ nên khi chưa sử dụng nó có thể sinh lãi cho bạn. Tốt nhất nên chọn 1 ngân hàng có mức lãi suất cao để gửi số tiền này, bởi quỹ khẩn cấp là số tiền dùng để duy trì cuộc sống từ 6 tháng đến 1 năm chi tiêu cho bạn.

Một số tiền lớn, nếu chưa sử dụng tới thì việc gửi vào ngân hàng có lãi suất cao sẽ mang tới số lãi tốt.

Tài khoản 3: Chi tiêu cần thiết

Tài khoản chi tiêu cần thiết cũng chính là tài khoản mà bạn nhận lương. Đây là số tiền cố định hàng tháng bạn cần phải trả cho các nhu cầu của cuộc sống. Ví dụ như tiền thuê nhà, tiền xăng xe, tiền điện thoại, tiền điện nước, tiền trả nợ,... Ngay khi được nhận lương, số tiền này sẽ được giữ trong tài khoản để thanh toán các hóa đơn cần thiết.

Tài khoản 4: Chi tiêu khác

Tài khoản này sẽ được lập ra để bạn gửi 1 số tiền nhất định nằm trong kế hoạch được phép chi tiêu để mua sắm. Bởi ngoài các chi tiêu cần thiết, việc nuông chiều bản thân, chi phí tái tạo năng lượng cho cơ thể, tâm lý,... cũng rất cần thiết. Nhưng nó nên được giới hạn trong một hạn mức cụ thể và bạn cần chuyển vào tài khoản này để kiểm soát.

Cách sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để quản lý chi tiêu của mỗi người có thể biến tấu khác đi sao cho phù hợp với cuộc sống của họ nhưng việc biết dòng tiền như thế nào và đang đi về đâu là bước đầu tiên rất quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm tra và quản lý chi tiêu của mình, hãy thử áp dụng cách sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng này rồi kiểm chứng xem liệu chúng có thể giúp bạn lập ngân sách hay không. Nếu câu trả lời là có hãy duy trì thói quen chi tiêu này để giữ vững ngân sách và quản lý chi tiêu của bản thân và gia đình.

 

Theo PNVN

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/cach-su-dung-nhieu-tai-khoan-ngan-hang-de-lap-ngan-sach-chi-tieu-2023071211375898.htm

tài khoản ngân hàng


Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.