- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chiến dịch khó tin, 4 ngày chặn cơn loạn giá rau quả ở Sài Gòn
Một chiến dịch được thiết lập trong vòng 4 ngày đã góp phần giải cứu hệ thống phân phối rau xanh tại TP.HCM, chấm dứt cơn loạn giá những ngày giãn cách xã hội.
Cuộc gọi lúc 6h30' sáng
6h30' sáng ngày 13/7, Tổng Giám đốc Mekong Capital Nguyễn Thị Minh Giang nhận được cuộc gọi từ Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, với thông điệp phải giải cứu gấp thị trường.
“Sở Công Thương TP cần các doanh nghiệp chung tay hỗ trợ trong việc thiết lập kênh phân phối rau, củ, quả mới cho người tiêu dùng, giảm tải cho siêu thị đang bị ùn tắc. Đề bài này cần có lời giải trong vòng 4 ngày”, ông Vũ trao đổi qua điện thoại.
10h sáng, các doanh nghiệp họp online lần đầu tiên với lãnh đạo Sở Công Thương TP. Đây là khởi nguồn cho một chiến dịch nhằm hỗ trợ hoạt động phân phối rau, củ, quả đang quá tải ở kênh siêu thị. Mức giá trần bán ra được yêu cầu không cao hơn so với giá Co.opmart đang giữ bình ổn.
Rau, củ, quả được bán tại một cửa hàng mỹ phẩm
Người dân có thêm kênh mua sắm, giảm áp lực cho hệ thống siêu thị
Các CEO của 18 doanh nghiệp ủng hộ và cùng tham gia chiến dịch giải cứu từ kế hoạch của Sở. Trong tuần đầu tiên, mô hình điều phối với khối lượng công việc lớn phải thực hiện nhanh chóng bởi lúc này sức nóng từ khan hiếm trên thị trường đã đẩy giá các mặt hàng lên cao tới mức “Rau xanh tăng dựng đứng, giá trứng tăng gấp đôi” mà VietNamNet phản ánh tại thời điểm đó.
Khó ở chỗ, doanh nghiệp đều lần đầu tiên bán rau, củ, quả và phải xây dựng hệ thống mới hoàn toàn từ khâu mua hàng, vận chuyển hàng, lưu trữ và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các đơn vị chuyên đi mua tã, bỉm, sữa, thuốc thì giờ là “tay mơ” trên thị trường rau xanh.
Theo bà Minh Giang, thời gian đầu, các đội ngũ thường làm việc tới 2-3h sáng. Thông tin trao đổi liên tục qua các nhóm chat viber online. Để thiết lập một chuỗi cung ứng mới cần khoảng 3-4 tuần, nhưng có những đơn vị chỉ 3 ngày đã xong toàn bộ quy trình mới.
Sở Công Thương TP đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với các đơn vị chức năng có liên quan như cấp QR Code, phân bổ xe luồng xanh để thuận tiện vận chuyển hàng hóa hoặc trao đổi thông tin tới địa phương nhằm chấp thuận cho cửa hàng được phân phối rau, củ, quả.
“Mắc tới đâu gỡ tới đó. Cứ nhào vô làm đi rồi gỡ dần”, vị Giám đốc Sở nói với các thành viên tham gia chiến dịch.
Các sàn TMĐT chung tay đưa thực phẩm lên kệ online
Bớt nỗi lo cho người nội trợ
Bà Phạm Thị Thanh (quận Bình Thạnh) đến giờ vẫn giữ thói quen mới lạ: tới hiệu thuốc gần nhà mua rau từ khoảng một tháng nay. Nỗi lo về thực phẩm của bà nội trợ này giảm hẳn khi chiến dịch của Sở Công Thương TP được kích hoạt.
Không chỉ bà Thanh, 4 ngày sau cuộc họp online đầu tiên, ngày 17/7, người dân TP.HCM lạ lẫm khi thấy các hệ thống như Nhất Tín Logistics, Guardian, Con Cưng, Pharmacity, Vinshop,... bày bán rau, củ, quả trực tiếp tại cửa hàng rải khắp TP. Rồi các sàn thương mại điện tử (TMĐT) Tiki, Lazada, Shopee cũng lên kệ các mặt hàng này trên kênh online.
Bà Minh Giang - người nắm vai trò điều phối, nhớ lại, chỉ khoảng một tuần sau khi phát động chiến dịch, giá cả đã hạ nhiệt. Các kênh phân phối vào cuộc khiến người dân có nhiều lựa chọn mua sắm và cảm thấy an tâm. Trong vòng một tháng, trung bình mỗi ngày có khoảng 100 tấn rau, củ, quả được tiêu thụ. Hơn 1.000 điểm bán/ngày được tổ chức lúc cao điểm.
Ghi nhận thực tế của PV. VietNamNet vào ngày 20/7, sau 10 ngày ách tắc, rau, thịt về nhiều, giá đã hạ nhiệt, giá cả các mặt hàng giảm từ 10-30% tùy chủng loại. Đặc biệt, siêu thị không còn tình trạng “trống kệ” và cảnh người dân xếp hàng dài chờ đợi.
Chiến dịch giải cứu thành công bởi sự góp sức của nhiều đơn vị
Theo đơn vị điều phối, chiến dịch sẽ không thể thành công nếu như Sở Công Thương "đơn thương độc mã" hoặc doanh nghiệp tự thực hiện. Phải có ba bên: nhà cung cấp hỗ trợ sản phẩm; doanh nghiệp sẵn lòng khi tự ứng tiền ra mua hàng và có thể chịu lỗ; Sở giải quyết vướng mắc trong chuỗi cung ứng, phân phối.
Thực tế, mỗi doanh nghiệp có một điểm mạnh riêng, lượng khách hàng riêng phù hợp. Bỏ qua yếu tố "đối thủ cạnh tranh", đại diện Tiki cho rằng, trước tình hình dịch bệnh hoành hành, việc ưu tiên là đáp ứng nhanh chóng và kịp thời các mặt hàng thiết yếu cho người dân TP nói riêng và cả nước nói chung. Để làm được điều này đòi hỏi sự góp sức của nhiều sàn TMĐT.
Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty CP Dược phẩm Pharmacity - ông Chris Blank - cho hay, để triển khai chiến dịch, cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều đơn vị khác nhau, có những đơn vị trước đây chưa từng là đối tác của doanh nghiệp. Điều ấn tượng là sự phối hợp, chung tay để góp phần hỗ trợ cung cấp nhanh các mặt hàng thực phẩm thiết yếu cho người dân TP.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ nhận định, thành công lớn nhất của chiến dịch là sự tham gia nhiệt thành và có trách nhiệm của các doanh nghiệp với TP. Các đơn vị đã tạo ra một kênh phân phối bổ trợ, giúp số lượng điểm bán mở rộng, giá cả thị trường ổn định, phục vụ cho bà con nhân dân.
“Một chiến dịch không thể tin được. Các doanh nghiệp chưa trao đổi trực tiếp mà chỉ làm việc online hoặc qua điện thoại. Đến khi TP 'khỏe lại', nhất định các đơn vị tham gia sẽ hội tụ”, bà Minh Giang nói.
Theo VietNamNet
-
Mua sắm1 giờ trướcLiên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng giá xăng và giảm giá dầu trong kỳ điều hành ngày 23/5.
-
Mua sắm1 giờ trướcLoài cá này có thể được bán với giá lên tới hàng tỷ đồng tùy theo trọng lượng.
-
Mua sắm5 giờ trướcVài năm gần đây thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều loại cua biển sống nhập khẩu từ các nước Canada, Úc với giá không quá cao, thậm chí cua nâu Ireland đang tiêu thụ mạnh ở TP HCM còn rẻ hơn cua trong nước.
-
Mua sắm6 giờ trướcGiá vàng thế giới tăng khi các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro để tìm tới nơi trú ẩn an toàn do lo ngại về tác động của lạm phát tăng cao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tích cực thắt chặt tiền tệ.
-
Mua sắm9 giờ trướcGiá xăng trong nước hôm nay (23/5) được dự báo có thể tăng tới 950 đồng/lít, đưa giá xăng tiến sát mốc 31.000 đồng/lít, cao nhất từ trước đến nay.
-
Mua sắm1 ngày trướcNhững ngày này nhiều loại trái cây ồ ạt tăng giá khi khách hàng lớn nhất là Trung Quốc “ăn hàng”. Nhờ vậy, người nông dân thoát khỏi thua lỗ và bắt đầu thu lãi khá cao.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng thế giới tăng kết thúc chuỗi tuần giảm giá liên tiếp dài nhất năm. Giá vàng trong nước cũng theo đó giảm sâu.
-
Mua sắm2 ngày trướcThậm chí, làn sóng phản đối chiếc ô hàng hiệu đã được dấy lên trên mạng xã hội.
-
Mua sắm2 ngày trướcTôi năm nay 29 tuổi ở Hà Nội và vẫn còn độc thân, tôi có sẵn 500 triệu đồng và đang có nhu cầu mua nhà với mức tối đa 2 tỷ đồng. Rất mong những người có kinh nghiệm tư vấn giúp, tôi có nên vay ngân hàng để mua nhà định cư.
-
Mua sắm2 ngày trướcGiá vàng thế giới tăng trở lại trong bối cảnh chỉ số USD giảm mạnh và lợi tức kho bạc Mỹ giảm nhẹ.
-
Mua sắm2 ngày trướcLoại củ giá rẻ ở Việt Nam, được ví quý ngang nhân sâm, là mặt hàng phổ biến ngày nay nhưng có thời kỳ nó được coi như hàng xa xỉ.
-
Mua sắm2 ngày trướcVới bộ xương cứng chắc dưới lớp da lốm đốm đen, loại “gà nước mặn” này có lớp thịt dai, ngọt thơm và trở thành loại hải sản được nhiều người yêu thích.
-
Mua sắm3 ngày trướcU Tươi đã “bám” vào mẹt ghẹ vỉa hè mà sống hơn 30 năm nay. 30 năm có thăng có trầm, nhưng khách đến với u Tươi vẫn cứ “trung thành” với hương vị cũ.
-
Mua sắm3 ngày trướcLiên Bộ Công Thương - Tài Chính sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu vào lúc 15h chiều 23/5 thay vì ngày mai 21/5.