Dân Ấn Độ "cuồng" vàng đến độ bánh kẹp phủ vàng cũng thành cơn sốt

Ở một đất nước bị ám ảnh bởi vàng như Ấn Độ, bánh burger dát vàng cũng trở thành cơn sốt sau khi một nhà hàng ở Mumbai ra mắt món ăn này hồi tháng 7.

Dân Ấn Độ cuồng vàng đến độ bánh kẹp phủ vàng cũng thành cơn sốt-1

Món bánh burger dát vàng lên cơn sốt ở Ấn Độ (Ảnh: Facebook).

Hai món bánh dát vàng của Công ty Louis Burger đã tạo nên cơn sốt ở đất nước Nam Á này khiến công ty này có kế hoạch mở thêm các chi nhánh mới để bán chúng trên toàn quốc.

Theo đó, bánh "Louis Grand Royale" gồm hai miếng thịt xay, nấm shimeji, nấm truffle và bơ cheddar của Anh nằm giữa hai miếng bánh dát vàng, có giá 695 rupee (9,25 USD).

Món "Truffle Take Burger" được chế biến từ nấm đông cô, sốt nấm truffle, nấm shimeji, nấm truffle, bơ cheddar, Parmesan và dầu truffle có giá 888 rupee (11,85 USD). Mức giá này tương đương với hai ngày lương trung bình của người dân Ấn Độ.

Theo SCMP, ít có đất nước nào cuồng vàng như Ấn Độ. Là nước tiêu thụ vàng lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, trong năm 2020 Ấn Độ mua 315,9 triệu tấn đồ trang sức bằng vàng bất chấp đại dịch hoành hành. Theo Bloomberg, các nhà kim hoàn nước này kỳ vọng doanh số bán vàng sẽ tăng trong bối cảnh giá vàng giảm.

Từ lâu, Ấn Độ cũng sử dụng vàng trong thực phẩm như vàng lá, vàng bột hay vàng 24 karat đánh tan được. Phong tục sử dụng vàng ở Ấn Độ bắt đầu có từ thời Mughal thế kỷ 17 khi các đầu bếp phục vụ các món ăn được trang trí bằng dầu bóng vàng hoặc bạc để gây ấn tượng với chủ và khách trong tiệc chiêu đãi quốc gia.

Ngày nay, vàng tiếp tục được người dân sử dụng nhiều để trang trí cho các món từ đồ uống đến tráng miệng hay các món cà ri…

Mặc dù vậy, lá vàng có thể ăn được là một trong những loại thực phẩm đắt đỏ nhất thế giới với 15.000 USD/500 gram, nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để được thưởng thức những món ăn phủ vàng ở các nhà hàng cao cấp. Bởi nhiều người cho rằng, ăn vàng có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng, chưa có bằng chứng nào cho thấy ăn vàng có thể cải thiện sức khỏe. "Vàng nguyên chất ăn vàng không thể bị phân hủy hay hòa tan trong máu, vì vậy về mặt kỹ thuật việc ăn vàng không có lợi cho sức khỏe", nhà dinh dưỡng Swati Prakash có trụ sở tại Delhi nói.

Tuy vậy, ông cho rằng ăn vàng và bạc cũng không gây hại cho cơ thể con người vì kim loại ở dạng trơ, không phải dạng hoạt tính sinh học ion và bởi số lượng ăn vào rất nhỏ.

Xu hướng sử dụng vàng trong thực phẩm cũng đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Năm 2016, câu lạc bộ Manila ở New York (Mỹ) cũng ra mắt một chiếc bánh donut phủ vàng 24 karat có giá 100 USD. Năm 2017, một cửa hàng bách hóa ở Tokyo (Nhật Bản) cũng giới thiệu món sushi bọc vàng lá có giá 97 USD.

Tại Ấn Độ dù nhu cầu về chiếc bánh burger phủ vàng rất lớn và trở thành cơn sốt, song một số người sành ăn cho rằng lá vàng không làm nên hương vị gì cho món bánh cả. Hương vị của nó cũng giống như hàng trăm loại burger khác được bán với giá chỉ bằng một phần nhỏ của chiếc bánh phủ vàng này.

Theo Dân trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/kinh-doanh/dan-an-do-cuong-vang-den-do-banh-kep-phu-vang-cung-thanh-con-sot-20211020155020796.htm#dt_source=Cate_KinhDoanh&dt_campaign=MainList&dt_medium=1

Ấn Độ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.