- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Được Bộ Công Thương đề nghị điều hành giá xăng, Bộ Tài chính 'từ chối'
Bộ Tài chính nhấn mạnh việc giao toàn bộ công tác điều hành giá về 1 đầu mối và tính toán các chi phí kinh doanh xăng dầu cho Bộ Tài chính chủ trì là không phù hợp.
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương tham gia ý kiến một số đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh xăng dầu.
Bộ Tài chính khẳng định quan điểm nhất quán là cần sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP để giao thống nhất một đầu mối về Bộ Công Thương là cơ quan quản lý ngành thực hiện nhiệm vụ về xác định giá và định mức chi phí (bao gồm các nhiệm vụ về tính toán các khoản định mức trong giá cơ sở; điều hành và giám sát việc thực hiện trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu). Bộ Tài chính chỉ thực hiện chức năng thanh, kiểm tra theo đúng quy định. Phương án này đã được rà soát đánh giá từ thực tiễn, các cơ sở pháp lý.
Bộ Tài chính cho rằng: Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu; đồng thời là cơ quan chủ trì điều hành giá xăng dầu. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ thuộc công tác điều hành giá xăng dầu lại được phân công cho Bộ Tài chính như giám sát trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá; rà soát tính toán công bố các khoản định mức để tính giá cơ sở dẫn đến sự phân tán trong khâu tổ chức thực hiện.
Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP để giao thống nhất về một cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu, đồng thời là cơ quan điều hành giá xăng dầu để tăng tính chủ động, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bộ Tài chính khẳng định Bộ Công Thương nên là cơ quan điều hành giá xăng dầu. Ảnh: Thanh Tùng
Ngoài ra, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý, cấp phép các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu; hướng dẫn thực hiện hoạt động kinh doanh, phân phối xăng dầu; hướng dẫn thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu; bảo đảm việc cung ứng xăng dầu được ổn định, đáp ứng nhu cầu xăng dầu trên địa bàn.
"Với chức năng, thẩm quyền như vậy, Bộ Công Thương nắm được chi tiết các khâu tổ chức hoạt động, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị; các chi phí cần thiết phát sinh để duy trì, phát triển hệ thống phân phối; tình hình cung cầu, diễn biến giá xăng dầu nguyên liệu và thành phẩm. Vì vậy, cơ quan chủ trì điều hành giá cơ sở xăng dầu có thể chủ động xác định chính xác và tính toán các yếu tố hình thành giá cơ sở và công bố điều hành; chủ động phương án điều hành trong những tình huống thiếu hụt, bất thường", Bộ Tài chính bày tỏ.
Theo Bộ Tài chính, việc giao thống nhất nhiệm vụ về giá chuyển về Bộ Công Thương sẽ giúp cơ quan chủ trì điều hành giá nắm bắt bản chất của các yếu tố hình thành giá cơ sở để điều hành giá xăng dầu phù hợp với thực tế phát sinh cũng như tăng cường công tác giám sát đối với chi phí thực hiện của các thương nhân.
"Việc phân tán như hiện nay làm phát sinh thêm quy trình và gây khó khăn cho cơ quan điều hành giá vì giá cơ sở là tổng hòa của các yếu tố hình thành giá, không chỉ đơn giản là việc quyết định tăng/giảm giá tại thời điểm điều hành giá", Bộ Tài chính phân tích.
Do đó, Bộ Tài chính nhấn mạnh việc giao toàn bộ công tác điều hành giá về 1 đầu mối và tính toán các chi phí kinh doanh xăng dầu cho Bộ Tài chính chủ trì là không phù hợp.
Trước đó, tại các dự thảo Nghị định sửa đổi quy định kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương liên tục kiến nghị Bộ Tài chính làm đầu mối duy nhất điều hành giá xăng dầu.
Theo đó, Bộ Công Thương muốn Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương điều hành giá bán xăng dầu, điều hành trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá. Mức trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá tại thời điểm công bố giá cơ sở thực hiện sau khi thống nhất với Bộ Công Thương. Khi có ý kiến khác nhau, Bộ Tài chính quyết định và chịu trách nhiệm; trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Giải thích việc muốn Bộ Tài chính chủ trì điều hành giá xăng dầu, tại dự thảo Tờ trình, Bộ Công Thương nêu rằng: Việc này nhằm tập trung quản lý giá về 1 đầu mối, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
Liên quan đến phương án điều hành giá cơ sở và quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính xem xét, lựa chọn phương án và viết nội dung sửa đổi Nghị định để gửi Bộ Công Thương tổng hợp như đã phân công trong Ban soạn thảo.
Đồng thời, tại công văn số 8524/BCT-TTTN ngày 30/12/2022, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính xây dựng nội dung quy định về công thức tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu, trong đó có hướng dẫn cụ thể phương pháp tính giá cơ sở cụ thể theo từng loại xăng dầu; các loại chi phí về thuế, chi phí vận chuyển, chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức... trong công thức tính giá cơ sở; Xây dựng quy định về Quỹ bình ổn giá xăng dầu gồm các nội dung như cơ chế trích trích lập, chi Quỹ, nguyên tắc trích lập, cơ chế hình thành, sử dụng, hạch toán, quyết toán...
Tuy nhiên, căn cứ Điều 90 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương không phân công Bộ Tài chính viết các nội dung của Nghị định dự thảo như trên. Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương- cơ quan chủ trì sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP tổ chức xây dựng dự thảo và chịu trách nhiệm cuối cùng về nội dung, chất lượng dự thảo Nghị định.
Theo Vietnamnet
-
Mua sắm8 giờ trướcNhãn chín sớm dù bán giá cao vẫn đắt khách, vừa mở bán đã có khách sỉ, khách lẻ đặt mua nhiều.
-
Mua sắm14 giờ trướcDù một tháng tới mới đến dịp lễ 30/4 - 1/5, nhưng hiện giá vé máy bay từ Hà Nội tới các thành phố du lịch trọng điểm đều đang rất cao, nhiều chuyến đã thông báo hết vé.
-
Mua sắm17 giờ trướcDù mức lãi suất vay mua nhà đã giảm nhưng vẫn ở mức cao khiến nhiều khách hàng lo lắng.
-
Mua sắm18 giờ trướcGiá vàng hôm nay 30/3 trên thị trường quốc tế giảm trong bối cảnh đồng USD ở mức thấp và giới đầu tư đánh cược vào khả năng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất ngay trong năm nay. Giá vàng trong nước cũng giảm theo.
-
Mua sắm20 giờ trướcChỉ trong vòng 20 ngày, từ mức cao chót vót, giá thanh trà Thái lao dốc, rơi xuống mức rẻ khó tin.
-
Mua sắm1 ngày trướcChưa bao giờ trứng gà ta lại có giá rẻ hơn trứng gà công nghiệp vì một lý do bất ngờ
-
Mua sắm1 ngày trướcSekai Ichi là một trong những giống táo đắt đỏ nhất thế giới khi có giá từ 21 USD/quả trở lên (khoảng 500.000 đồng), vậy giống táo này có gì đặc biệt?
-
Mua sắm1 ngày trướcLoại quả dại này được người dân vào rừng hái, dân buôn đã thu gom về rồi bán, ngày có hơn nửa tạ vẫn bán hết.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng thế giới tăng vọt, dự báo sẽ còn tăng tiếp. Giá dầu vẫn tiếp tục tăng. Trong khi đó, giá đô la Mỹ giảm nhẹ.
-
Mua sắm1 ngày trướcTrái với tình trạng giá vé máy bay đắt đỏ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, chỉ cần đi trước 1 tháng, tức đầu tháng 4, hành khách có thể mua được giá vé rẻ chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3.
-
Mua sắm2 ngày trướcCăn hộ chung cư chưa có sổ hồng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nếu giá cả phù hợp với khả năng kinh tế, người dân vẫn muốn mua loại hình này thì cần cân nhắc cách thức trong từng trường hợp cụ thể.
-
Mua sắm2 ngày trướcNhững ngày này trên khắp chợ mạng, hoa thiên nga mắt ngọc đang được các tiểu thương rao bán rầm rộ với giá từ khoảng 160.000 – 180.000 đồng/10 cành. Loại hoa này dễ dàng gây ấn tượng với khách hàng nhờ vẻ đẹp kiêu sa hút mắt.
-
Mua sắm2 ngày trướcLoại hoa này có thời điểm giá bán lên đến 300.000 đồng/kg vẫn được nhiều chị em tìm mua về thưởng thức.
-
Mua sắm2 ngày trướcGiá vàng thế giới giảm trong phiên đầu tiên của tuần mới, nhưng dự báo có thể tăng lên mức 2.150 USD/ounce. Trong khi, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có quan điểm tăng lãi suất nếu khủng hoảng tài chính giảm bớt.