Lộ biểu giá điện sinh hoạt mới, nhìn vào đây để tính hóa đơn tiền điện

Hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình sẽ tăng từ tháng này, khi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt tăng theo mức tăng 3% của giá bán lẻ điện bình quân.

Sáng 4/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân lên 1.920,3732 đồng/kWh (giá cũ là 1.864,44 đồng/kWh), tương đương mức tăng 3%. Cùng ngày, Bộ Công Thương có quyết định quy định về giá bán điện, trong đó có biểu giá bán điện sinh hoạt mới.

Giá điện sinh hoạt thấp nhất 1.728 đồng/kWh, cao nhất 3.015 đồng/kWh

Cụ thể, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới vẫn được chia làm 6 bậc thang.

Bậc 1 cho kWh 0-50 là 1.728 đồng/kWh (biểu giá cũ là 1.678 đồng/kWh). Bậc 2 cho kWh 51-100 là 1.786 đồng/kWh (biểu giá cũ là 1.734 đồng/kWh). Bậc 3 cho kWh 101-200 là 2.074 đồng/kWh (biểu giá cũ là 2.014 đồng/kWh). Bậc 4 cho kWh 201-300 là 2.612 đồng/kWh (biểu giá cũ là 2.536 đồng/kWh). Bậc 5 cho kWh 301-400 đồng/kWh là 2.919 đồng/kWh (biểu giá cũ là 2.834 đồng/kWh). Bậc 6 cho kWh 401 trở lên là 3.015 đồng/kWh (biểu giá cũ là 2.927 đồng/kWh).

Lộ biểu giá điện sinh hoạt mới, nhìn vào đây để tính hóa đơn tiền điện-1

Biểu giá điện sinh hoạt theo đơn giá cũ và đơn giá mới (Ảnh: Văn Hưng).

Theo ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với biểu giá bán điện sinh hoạt mới, theo tính toán, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 50 kWh/tháng là 2.500 đồng/hộ (số hộ sử dụng điện dưới 50 kWh toàn EVN năm 2022 là 3,33 triệu hộ, chiếm 11,98% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt).

Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 100 kWh/tháng là 5.100 đồng/hộ (số hộ sử dụng là 4,7 triệu hộ, chiếm 16,85%). Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ (số hộ sử dụng là 10,04 triệu hộ, chiếm 36,01%), đây là nhóm khách hàng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Tương tự, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 300 kWh/tháng là 18.700 đồng/hộ (số hộ sử dụng là 4,96 triệu hộ, chiếm 17,81%). Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 400 kWh/tháng là 27.200 đồng/hộ (số hộ sử dụng là 2,21 triệu hộ, chiếm 7,95%).

Giá điện tăng, EVN bớt khó khăn nhưng không đủ bù lỗ

Dù giá điện bán lẻ bình quân tăng 3%, theo ông Nguyễn Xuân Nam, Phó tổng giám đốc EVN, mức tăng trên sẽ giúp cho tập đoàn giảm bớt khó khăn về tình hình tài chính, nhưng không đủ bù cho mức lỗ. Dự kiến, doanh thu 8 tháng cuối năm đạt khoảng 8.000 tỷ đồng.

Cũng theo lãnh đạo EVN, nếu giá bán lẻ điện bình quân tăng 5%, CPI sẽ tăng 0,17%. Còn nếu giá chỉ tăng 3%, tác động lên CPI là rất nhỏ.

Lộ biểu giá điện sinh hoạt mới, nhìn vào đây để tính hóa đơn tiền điện-2

Giá điện sinh hoạt cao nhất là 3.015 đồng/kWh (Ảnh minh họa).

Năm 2022, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ 36.294 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là 10.058 tỷ đồng.

Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 26.235 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).

Theo Dân Trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/kinh-doanh/lo-bieu-gia-dien-sinh-hoat-moi-nhin-vao-day-de-tinh-hoa-don-tien-dien-20230504170620519.htm?fbclid=IwAR02B1P2LbtERIOhk-eRqDhHfuF8aLnegsa9wqr5UhSOxB3I4cTxecvw_JM

giá điện


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.