Mua bán hàng xách tay vẫn tấp nập như chưa hề có mức phạt 200 triệu đồng

Mặc dù đã có quy định mới “siết” quản lý hàng xách tay, thế nhưng thị trường hàng xách tay vẫn mua bán rất sôi động, cần số lượng bao nhiêu cũng có.

Chỉ cần tìm kiếm từ khoá " hàng xách tay " trên mạng, trong 0,55 giây, đã có 48.200.000 kết quả. Rất nhiều link dẫn thẳng đến những shop quảng cáo công khai bán hàng xách tay, hàng tự nhập trực tiếp từ nước ngoài trên mạng.

Khi gọi điện đến một shop quảng cáo là bán hàng Hàn Quốc, người bán khẳng định hàng mua trực tiếp ở nước ngoài nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.

"Có hoá đơn chứng minh hay gì không, mình mua cho trẻ con nên mình sợ lắm".

"Bên em đặt hàng trực tiếp ở bên đấy và bên em đặt rất là nhiều nên chỉ có hoá đơn tổng thôi chị ạ".

Mua bán hàng xách tay vẫn tấp nập như chưa hề có mức phạt 200 triệu đồng-1

Mua bán hàng xách tay vẫn sôi động. Ảnh minh họa - Dân trí.

Dọc một tuyến phố ngay trung tâm Hà Nội, nhiều cửa hàng bán xen lẫn hàng xách tay cùng với hàng nhập khẩu chính ngạch. Dù sát thời điểm Nghị định có hiệu lực nhưng hàng xách tay vẫn rất sẵn hàng.

Một người mua hỏi: "Hàng xách tay có sẵn hàng không ạ?"

Người bán cho hay: "Hàng xách tay vẫn về nhiều".

Có cầu ắt có cung, người tiêu dùng vẫn mua khiến thị trường hàng xách tay cả online và offline đều luôn sôi động.

"Hàng xách tay giá nó sẽ rẻ hơn một chút, lên Facebook nó cũng rẻ hơn vì không có tiền mặt bằng... Với cả nếu được review mình cũng nghĩ là đảm bảo chất lượng rồi", chị Bùi Thị Hồng, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội nói.

Mua bán hàng xách tay vẫn tấp nập như chưa hề có mức phạt 200 triệu đồng-2

Bán hàng xách tay có thể bị phạt đến 200 triệu đồng. Ảnh minh họa - VOV.

Tuy nhiên, sau ngày 15/10, điều mà người kinh doanh và người tiêu dùng quan tâm hơn cả đó là quy định về giấy tờ, hoá đơn chứng từ theo Nghị định 98 như thế nào thì hàng hoá đúng quy định.

Luật sư Đào Thị Liên - Công ty luật Tiền Phong, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: "Nếu là hàng nhập khẩu cần phải nắm vững các quy định về danh mục hàng cấm nhập khẩu để tránh trường hợp nhập vào mà hải quan không cho vào được.

Buôn bán hàng đó cần tiểu thương kiểm tra kĩ giấy phép nhập khẩu, hàng hoá mình buôn bán và kiểm tra về tem và nhãn. Quy định chứng từ hoá đơn phải tìm hiểu cho đúng, trường hợp nhà phân phối không cung cấp cũng không nên buôn hàng này."

Dù đã có sự khác biệt so với Nghị định 185 trước kia và có chế tài xử phạt nặng hơn nhưng luật sư cũng cho rằng, chế tài xử phạt theo Nghị định này với mức cao nhất khoảng 200 triệu đồng vẫn chưa đủ sức răn đe, với những hành vi vi phạm buôn bán hàng xách tay nhập lậu giá trị lớn.

Từ 15/10/2020 bán hàng xách tay có thể bị phạt đến 200 triệu đồng

Kinh doanh hàng xách tay có giá trị đến 100 triệu đồng mà không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan thì sẽ bị phạt 200 triệu đồng là nội dung trong Nghị định 98 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo Nghị định này, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10.

Theo VTV


hàng xách tay


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.