Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín

Cứ mỗi năm, đến tháng 3 khi mùa nhót chín, những người dân tại xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) lại tất bật thu hoạch nhót chuẩn bị đem ra thị trường, thu về cả trăm triệu đồng mỗi vụ.

Tháng 3 hàng năm, tại vùng trồng nhót lớn tập trung ở các huyện Phúc Thọ, Hoài Đức... trên địa bàn TP Hà Nội, người dân tất bật vào vụ thu hoạch nhót chín để bán ra thị trường.

Video người dân thu hoạch nhót

Thông thường, cây nhót trồng 3 năm là cho trái, chất lượng trái lớn nhỏ, chua ngọt phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thời gian nhót chín kéo dài khoảng 30 - 45 ngày, khi vào vụ, trái sẽ chín rất nhanh nên người dân phải thu hoạch hàng ngày.

Trước đây, cây nhót rất ít được các hộ trồng tập trung mà chỉ trồng xen trong vườn, bờ rào... nhưng những năm gần đây, loại trái này được khá nhiều người ưa thích. Giá bán khá cao nên nhiều hộ trồng chăm chút hơn. Tuy nhiên, do năm nay hưởng của dịch Covid-19, giá nhót chín thấp hơn so với mọi năm. Giá bán buôn (giá sỉ) tại vườn dao động từ 7.000-28.000 đồng/kg, tùy loại.

Người dân nơi đây cho biết cây nhót mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ chăm sóc. Nếu được mùa, người nông dân có thể thu về hàng trăm triệu đồng từ loại trái này.

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-1

Người trồng nhót đang phân loại để giao cho khách

Đang là thời điểm nhót chín đỏ rực vườn, các chủ vườn phải tất bật thu hái để kịp giao hàng cho thương lái, tránh rơi rụng. Ông Đỗ Như Phong, một hộ trồng nhót tại Hoài Đức, cho biết: "Năm nay nhót được mùa hơn mọi năm, giá thu mua đợt đầu tiên vẫn rất cao, khoảng 48.000-55.000 đồng/kg, nhưng hiện đã bước vào cuối vụ, giá đã giảm nhiều. Nhót loại 1 đẹp nhất mới có giá khoảng 28.000 đồng/kg, còn loại 2 dao động từ 18.000-22.000 đồng/kg"

Còn bà Ngô Thị Lê cho biết trước đây gia đình bà chỉ trồng nhót xung quanh bờ rào, đan xen những cây hoa màu trong vườn nhưng những năm gần đây, loại trái này được khá nhiều người ưa thích. Giá bán khá cao nên không riêng gì gia đình bà mà nhiều người trong xã cũng đầu tư trồng. "Hiện tại gia đình tôi đã trồng tập trung được hơn 1 mẫu"- bà Lê khoe.

Một số hình ảnh ghi nhận tại một số nhà vườn trồng nhót tại xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội):

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-2

Xã Hiệp Thuận là vùng trồng nhót lớn nhất nhì tại Hà Nội

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-3

Những vườn nhót người dân đan xen nhiều cây hoa màu để tăng năng suất canh tác

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-4

Nhót năm nay theo một số người dân là được mùa hơn mọi năm...

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-5

... do dịch Covid-19, giá cả giảm xuống nhưng không đáng kể

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-6

Người dân đang tất bật thu hoạch nhót đem ra thị trường. Nhót phải hái đều tay, chọn quả đỏ chín.

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-7

Những quả nhót chín mọng được người dân lựa cẩn thận. Người dân hái nhót bằng tay trần. Quả nhót nhỏ, mềm phải hái nhẹ tay đúng kiểu mới không làm bong vỏ hay nát, nếu mạnh tay quả sẽ bị vỡ không bán được"

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-8

Cả chùm nhót xum xuê nặng trĩu quả

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-9

Phân loại và xếp nhót vào thùng xốp để chuyển cho thương lái

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-10

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-11

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-12

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-13

Người dân Hà Nội bội thu cả trăm triệu đồng mùa nhót chín-14

Theo Người lao động

Xem link gốc Ẩn link gốc https://nld.com.vn/kinh-te/clip-nguoi-dan-ha-noi-boi-thu-ca-tram-trieu-dong-mua-nhot-chin-20210328002340953.htm

quả nhót


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.