Không tích trữ lương thực, người Hà Nội bình thản trước đợt dịch lần 2

Hà Nội đã ghi nhận thêm những trường hợp dương tính với Covid-19, song dường như đã có kinh nghiệm hơn để ứng phó với dịch nên người dân không đổ ra siêu thị, chợ mua thực phẩm tích trữ.

Hà Nội đã ghi nhận thêm những trường hợp dương tính với Covid-19, song dường như đã có kinh nghiệm hơn để ứng phó với dịch nên người dân không đổ ra siêu thị, chợ mua thực phẩm tích trữ.

Cách đây vài tháng, khi những ca nhiễm bệnh đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội. Người dân đã đổ ra đường mua nhu yếu phẩm để tích trữ. Các siêu thị mini, siêu thị lớn, cửa hàng tiện lợi, hàng tạp hóa,… đều bị “quét sạch” các mặt hàng như thịt, mì tôm, rau, nước sạch và giấy vệ sinh.

Không tích trữ lương thực, người Hà Nội bình thản trước đợt dịch lần 2-1

Hàng hóa thiết yếu được nhiều siêu thị bổ sung

Rất nhiều người đã “ôm” một lượng lớn thực phẩm khiến cho những người có nhu cầu khác đành ra về tay trắng. Giá cả hàng hóa cũng vì thế tăng lên.

Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh được kiểm soát thì thực phẩm tích trữ lại dư thừa rất nhiều, nhất là mì tôm.

Không tích trữ lương thực, người Hà Nội bình thản trước đợt dịch lần 2-2

Người dân không hoảng loạn mua sắm đồ tích trữ

Rút kinh nghiệm từ đợt dịch trước, lần này, người Hà Nội tỏ ra bình tĩnh hơn rất nhiều. Theo ghi nhận của PV tại một số siêu thị lớn tại Trần Duy Hưng, Long Biên,…lượng khách mua không quá đông. Không có cảnh chen xếp hàng dài, chen lấn nhau để mua hàng và thanh toán.

Đang mua thực phẩm tại một siêu thị gần nhà, chị Phương Anh (Giải Phóng, Hà Nội) cho hay, không như đợt dịch lần trước, lần này tôi chỉ mua thực phẩm cho 2 - 3 ngày. Trước đây, thay vì mua cả chục cân thịt lợn thì nay tôi chỉ mua 1 - 2 kg. Gạo tôi cũng chỉ mua thêm 10kg để ăn chứ không mua cả bao lớn.

Không tích trữ lương thực, người Hà Nội bình thản trước đợt dịch lần 2-3

Không có cảnh chen lấn, xếp hàng mua đồ

“Rau củ quả thì để đảm bảo tươi ngon, ngày nào ăn tôi mới rẽ qua chợ mua. Riêng mì tôm thì do đợt dịch trước mua quá nhiều mà không ăn tới, nên lần này tôi không mua thêm”, chị Phương Anh nói.

Người dân bình tĩnh và tỉnh táo hơn khi ứng phó với dịch, còn phía các siêu thị cũng có kinh nghiệm chuẩn bị hơn.

Theo đại diện một siêu thị lớn trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội), từ khi dịch bệnh xuất hiện trở lại tại Hà Nội, hệ thống siêu thị này đã chủ động chuẩn bị đầy đủ các mặt hàng thiết yếu. Siêu thị cũng đã làm việc với các nhà cung cấp để tăng tần suất lấy và giao hàng, để kịp phục vụ nhu cầu người dân.

Không tích trữ lương thực, người Hà Nội bình thản trước đợt dịch lần 2-4

Người ra vào siêu thị đều phải rửa tay sát khuẩn

Cũng theo vị này, nhân viên siêu thị sẽ được tăng cường để làm việc tối đa và cam kết không tăng giá hàng hóa. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho người dân, tránh lây lan dịch bệnh, khách hàng chỉ cần gọi tới số Hotline của siêu thị là sẽ được giao hàng miễn phí trong phạm vi 10km.

Tại các hệ thông siêu thị, việc kiểm soát ra vào rất cẩn thận. Khách hàng ra vào đều phải rửa tay khử trùng, đo thân nhiệt và bắt buộc phải đeo khẩu trang mới được vào. Một số hệ thống siêu thị còn phối hợp với các gian hàng tặng khẩu trang miễn phí cho khách đến mua sắm.

Không tích trữ lương thực, người Hà Nội bình thản trước đợt dịch lần 2-5

Người dân nên mua hàng online thay vì đến tận nơi

Không lo lắng về việc tích trữ thực phẩm, nhưng người dân cũng nên nâng cao ý thức tự bảo vệ cho bản thân và người khác để tránh lây lan dịch bệnh.

Theo Dân trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/kinh-doanh/khong-tich-tru-luong-thuc-nguoi-ha-noi-binh-than-truoc-dot-dich-lan-2-20200731120745882.htm

siêu thị


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.