- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhượng Vinmart cho Masan, lãnh đạo Vingroup nói gì?
CEO Vingroup cho biết việc sáp nhập 2 công ty con chuyên bán lẻ và nông nghiệp về Masan vì
CEO Vingroup cho biết việc sáp nhập 2 công ty con chuyên bán lẻ và nông nghiệp về Masan vì
Vingroup thay đổi chiến lược phát triển, tập trung dồn lực vào công nghệ, công nghiệp.
Tập đoàn Vingroup vừa công bố thông tin hoán đổi cổ phần VinCommerce và VinEco với Tập đoàn Masan, chuyển 2 doanh nghiệp thành viên về hệ sinh thái của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.
Ông Nguyễn Việt Quang - Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup, đã có những chia sẻ quanh thương vụ này.
Vingroup chuyển giao toàn bộ hệ thống bán lẻ Vinmart, Vinmart+ và nông nghiệp VinEco về Masan. Ảnh: VinCommerce.
Buông nông nghiệp, bán lẻ, dồn lực cho công nghiệp - công nghệ
- Vingroup vừa bất ngờ thông báo quyết định sáp nhập hai chuỗi bán lẻ lớn nhất của mình vào Công ty Hàng tiêu dùng Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về chi tiết thương vụ này?
- Bản chất của giao dịch là Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của công ty mới sau sáp nhập (bao gồm công ty Masan Consumer Holdings và công ty VinCommerce).
Chúng tôi đang tiến hành các thủ tục cần thiết để xác định tỷ lệ hoán đổi giữa 2 bên.
Sau sáp nhập, thị trường sẽ có một tập đoàn hàng tiêu dùng và bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
- Lộ trình hoán đổi thế nào? Sau hoán đổi, như thông báo, Masan sẽ nắm quyền chi phối, trong khi vai trò của Vingroup tại 2 chuỗi bán lẻ, nông nghiệp này sẽ còn rất phụ, thưa ông?
- Do tỷ lệ sở hữu của Vingroup trong công ty mới chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nên Masan Group sẽ là bên nắm quyền kiểm soát và chúng tôi cũng chuyển giao toàn bộ việc điều hành Công ty VinCommerce (chuỗi siêu thị VinMart, chuỗi cửa hàng VinMart+ và VinEco) sang cho Masan.
- Quyết định đưa ra có vẻ đột ngột khi cách đây chưa lâu Vingroup còn mua lại các chuỗi bán lẻ khác và tuyên bố các tham vọng bán lẻ phục vụ chuỗi sinh thái. Ông có thể tiết lộ lý do của quyết định này? Phải chăng VinCommerce và VinEco đã không đạt được kỳ vọng kinh doanh của Vingroup?
- Ngược lại, cả VinCommerce và VinEco đều đang phát triển rất tốt. VinCommerce hiện dẫn đầu thị trường với hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng Vinmart, Vinmart+. Quý III/2019, doanh thu từ mảng bán lẻ đạt 7.870 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ và chiếm tới 25% tổng doanh thu của tập đoàn, chỉ đứng sau mảng bất động sản. Doanh nghiệp cũng liên tiếp 2 năm dẫn đầu top 10 nhà bán lẻ uy tín nhất Việt Nam.
Tương tự VinEco đã phát triển được 14 nông trường công nghệ cao và đã xác lập được uy tín, vị thế lớn trên thị trường.
- Vậy nguyên nhân gì dẫn đến quyết định bất ngờ này, thưa ông?
- Nguyên nhân thực sự là Vingroup thay đổi chiến lược phát triển với định hướng tập trung vào công nghệ - công nghiệp. Chúng tôi đã khởi tạo hai doanh nghiệp VinFast và VinSmart với khát vọng toàn cầu. Do vậy, chúng tôi phải tối ưu hoá mọi nguồn lực nhằm đưa 2 doanh nghiệp này mạnh, có tầm vóc quốc tế.
- Tại sao Vingroup lại lựa chọn buông mảng bán lẻ và nông nghiệp mà không phải các mảng khác, như y tế, giáo dục?
- Y tế và giáo dục là lĩnh vực hoạt động phi lợi nhuận. Đó là lựa chọn chủ động của chúng tôi và sẽ tiếp tục theo đuổi.
Với bán lẻ và nông nghiệp, về cơ bản, chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh đặt ra ban đầu.
Vingroup đã kiến tạo thành công hệ thống bán lẻ quy mô số 1 thị trường, đối trọng sòng phẳng với doanh nghiệp nước ngoài. Thông qua kênh phân phối của mình, VinCommerce cũng hỗ trợ được nhiều nhà sản xuất nội cùng phát triển.
Tương tự, VinEco đã đạt được mục tiêu truyền cảm hứng làm nông nghiệp sạch cho các doanh nghiệp và cộng đồng.
Giờ đây, Vingroup có thể tự tin bàn giao lại 2 hệ thống này cho một doanh nghiệp Việt xứng tầm, có năng lực cốt lõi phù hợp để tiếp tục phát triển hệ thống này một cách vững mạnh hơn nữa.
Chỉ chọn doanh nghiệp Việt Nam
- Như ông vừa chia sẻ, lý do chính Vingroup chọn Masan chỉ vì đây là doanh nghiệp Việt Nam?
- Đây là câu chuyện “chọn mặt gửi vàng”. Trước hết, phải khẳng định là ngay từ đầu chúng tôi đã quyết chí chỉ chọn doanh nghiệp Việt Nam nhằm giữ thị trường bán lẻ cho người Việt, đảm bảo sân chơi công bằng cho các nhà sản xuất trong nước.
Yếu tố quan trọng thứ hai là doanh nghiệp được chọn phải có năng lực và nền tảng tốt để tiếp quản và phát triển VinCommerce và VinEco lên một tầm cao mới.
Masan với vị thế, tầm nhìn và 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu dùng chính là lựa phù hợp nhất để tiếp tục dẫn dắt sự phát triển của ngành hàng tiêu dùng - bán lẻ Việt Nam vươn ra thế giới.
Đặc biệt, sau sáp nhập, với các giá trị cộng hưởng rất lớn - Việt Nam sẽ thêm một doanh nghiệp tầm cỡ khu vực trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng, góp phần thêm sức mạnh và vị thế cho nền kinh tế.
- Bỏ qua các mục tiêu vĩ mô - ông có thể cho biết quyền lợi của nhà đầu tư, đối tác cũng như người tiêu dùng ảnh hưởng ra sao sau thương vụ này?
- Không có gì thay đổi! Thậm chí chỉ có tốt hơn khi Masan đưa kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực tiêu dùng vào. Sau khi tiếp quản, Masan sẽ giữ nguyên hệ thống quản trị hiện tại cũng như chính sách đối với nhà đầu tư và nhà cung cấp.
Toàn bộ khách hàng của VinCommerce cũng sẽ tiếp tục được hưởng các ưu đãi của Vingroup, đặc biệt là các chính sách đặc quyền thẻ VinID dành cho khách hàng.
- Vậy còn hàng nghìn cán bộ nhân viên của hai hệ thống này, thưa ông?
- Cán bộ nhân viên sẽ được tiếp tục kế thừa các quyền lợi có sẵn từ Vingroup và hưởng thêm các chế độ đãi ngộ từ Masan.
Theo Zing
-
Mua sắm10 giờ trướcDám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
-
Mua sắm13 giờ trướcTừ 15h hôm nay (21/11), giá xăng giảm nhẹ, trong khi giá các loại dầu tăng giảm trái chiều nhưng cũng không đáng kể.
-
Mua sắm15 giờ trướcSáng 21/11, Quốc hội thảo luận về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Mua sắm17 giờ trướcChỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn.
-
Mua sắm19 giờ trướcGiá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần qua, bỏ xa mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn 99,99 cũng nhảy vọt.
-
Mua sắm22 giờ trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.
-
Mua sắm22 giờ trướcGiá vàng hôm nay 21/11/2024 trên thị trường quốc tế hồi phục và tăng mạnh sau khi chịu áp lực chốt lời và một đồng USD mạnh. Vàng miếng SJC tăng thêm 2,7 triệu đồng sau 3 ngày, trong khi nhẫn trơn tăng hơn 3 triệu.
-
Mua sắm1 ngày trướcMỗi ngày, anh nông dân này mất 2 tiếng vào buổi sáng, tối để thay nước và cho loài vật quen thuộc này ăn, nhờ đó mỗi năm xuất bán thu về 2 tỷ đồng rất nhẹ nhàng.
-
Mua sắm1 ngày trước“Có những ngày cứ 5 phút tôi lại vào xem giá vàng một lần xem giảm hay tăng. Từ lúc mua đến giờ, mỗi lượng vàng tôi đang phải chịu lỗ khoảng 7 triệu đồng nhưng vẫn không biết nên tiếp tục gồng lỗ hay mang bán để cắt lỗ cho nhẹ đầu”.
-
Mua sắm1 ngày trướcQuyết định khởi nghiệp từ những cây hoa hồng tặng mẹ trong các dịp lễ, Tết, chàng trai phố núi Nguyễn Việt Anh đã gặt hái được “quả ngọt”, với doanh thu từ 700 triệu đến 4 tỷ đồng/năm.
-
Mua sắm1 ngày trướcCổ phiếu châu Á thận trọng khi các nhà đầu tư hướng đến kết quả thu nhập từ Nvidia - công ty được ưa chuộng trong lĩnh vực AI. Đồng USD giảm bớt trong khi giá vàng trở lại đà tăng.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (21/11) được dự báo tiếp tục giảm nhẹ theo xu hướng của giá thế giới.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng nay (20/11), giá vàng trong nước đồng loạt tiếp tục tăng mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng. Giá USD trên thị trường cũng tăng cao.
-
Mua sắm1 ngày trướcTrên chợ online có hàng trăm nghìn thành viên tham gia mua bán, một số đầu mối đang rao tôm hùm với giá chỉ 39.000 đồng/con khiến nhiều người giật mình vì quá rẻ.