Tết này mẹ đơn thân Hà Nội dự trù tiêu 5 triệu vì mạnh dạn cắt giảm 3 khoản, chỉ tiêu 3 khoản thiết yếu nhất

Mọi năm, chị vẫn dành cả tháng thưởng Tết để mua sắm, chi tiêu. Nhưng năm nay, lo dịch bệnh còn kéo dài phải tiết kiệm để phòng thân, chị Thủy lên kế hoạch cắt giảm hết các khoản chi tiêu không cần thiết và chỉ tiêu 3 khoản thiết yếu nhất.

Năm nay thu nhập giảm sút, kinh tế gia đình khó khăn nên bà mẹ đơn thân này đang tính cắt giảm nhiều khoản không cần thiết, chỉ chú trọng tiêu 3 khoản khiến cho kế hoạch tiêu Tết 2022, dự trù chỉ mất khoảng 5 triệu đồng.

Đó là câu chuyện chi tiêu Tết Nhâm Dần 2022 của bà mẹ đơn thân Trần Thị Thủy, 29 tuổi ở Đồng Mai, Hà Nội. Hiện chị Thủy đang là nhân viên tư vấn một công ty dược ở phố Trung Hòa, Hà Nội và có mức lương 9 triệu đồng/tháng.

Tết này mẹ đơn thân Hà Nội dự trù tiêu 5 triệu vì mạnh dạn cắt giảm 3 khoản, chỉ tiêu 3 khoản thiết yếu nhất-1Tết này mẹ đơn thân Hà Nội dự trù tiêu 5 triệu vì mạnh dạn cắt giảm 3 khoản, chỉ tiêu 3 khoản thiết yếu nhất-2Cùng đến nhà bà ngoại gói bánh chưng ăn Tết.

Theo chị Thủy cho biết, mọi năm công ty chị thưởng Tết cho nhân viên 1 tháng lương. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, việc bán hàng không đạt được doanh thu như các năm trước vì thế các khoản thưởng Tết sẽ bị cắt giảm.

"Dù ban giám đốc và phòng kế toán chưa ra quyết định chính thức về cắt giảm thưởng Tết năm nay nhưng hôm trước trong cuộc họp cuối tháng, sếp cũng đã nói phong thanh cho nhân viên biết năm nay thưởng Tết có lẽ chỉ cố thưởng được 50% cho mọi người. Còn có thưởng là mừng rồi. Năm nay khó khăn như vậy, người lao động như mình cũng phải biết chia sẻ khó khăn với công ty", chị Thủy nói.

Người phụ nữ này cũng cho biết, Tết với mẹ đơn thân như chị cũng khá đơn giản, không mấy cầu kỳ. Mọi năm, chị vẫn dành cả tháng thưởng Tết để mua sắm, chi tiêu. Nhưng năm nay, lo dịch bệnh còn kéo dài phải tiết kiệm để phòng thân, chị Thủy lên kế hoạch cắt giảm hết các khoản chi tiêu không cần thiết và chỉ tiêu 3 khoản thiết yếu nhất.

"Nhà mình chỉ có 2 mẹ con. Con trai mình năm nay lên 6 tuổi rồi nên ăn uống cũng đơn giản. Mẹ con mình cũng có nhà cửa sẵn, nhà ngoại lại cùng làng nên không phải mất phí đi lại. Vì thế mình chỉ cần chú trọng 3 khoản là tiền biếu ông bà tiêu Tết, mừng tuổi bố mẹ và các cháu, sắm sửa thêm chút cho bàn thờ gia tiên. Còn lại mình cắt hết mọi khoản khác", bà mẹ 1 con này thành thật chia sẻ.

3 khoản chú trọng chi tiêu dịp Tết Covid
Cụ thể với 4 triệu đồng, chị Thủy cho biết sẽ chỉ tiêu 3 khoản sau:

- Tiền mừng tuổi ông bà và các cháu: 2 triệu đồng

Người phụ nữ 29 tuổi này dự định, Tết đến chị sẽ biếu ông bà ngoại mỗi người 500 ngàn đồng. Số tiền còn lại chị sẽ mừng tuổi cho các cháu ruột và cháu họ. Tùy theo độ thân thiết mà mệnh giá khác nhau.

"Năm nay dịch nên chắc chắn sẽ không đi chúc Tết nhiều, chỉ đến nhà các cô dì chú bác gần. Vì thế với các cháu ruột, mình mở hàng 50 ngàn. Với các cháu họ mình mở hàng 10 ngàn đồng lấy may thôi", chị Thủy nói.

- Tiền mua sắm hoa quả và bánh kẹo trang trí bàn thờ: 1 triệu đồng

Vì công ty khi thưởng Tết chắc chắn sẽ kèm theo 1 giỏ quà Tết trị giá khoảng 300-500 ngàn đồng nên chị Thủy dự định sẽ mang giỏ quà này về biếu bà ngoại. Còn chị sẽ mua sắm hoa quả để bày mâm ngũ quả, lọ hoa tươi, chút bánh kẹo, nước ngọt để bài trí bàn thờ ngày Tết.

"Tất cả hoa quả bày mâm ngũ quả, hoa tươi, bánh kẹo, nước ngọt mình dự định mua sắm khoảng 1 triệu đồng là đủ. Ngày Tết không biết ăn Tết như nào nhưng bàn thờ phải đủ đầy và đầm ấm", chị Thủy nhận định.

- Biếu ông bà ngoại ăn Tết: 2 triệu

Tết này mẹ đơn thân Hà Nội dự trù tiêu 5 triệu vì mạnh dạn cắt giảm 3 khoản, chỉ tiêu 3 khoản thiết yếu nhất-3
Chị Thủy dành 1 khoản tiền để mua hoa quả tươi trang trí bàn thờ ngày Tết.

3 khoản mạnh tay cắt giảm Tết Covid để tiết kiệm
- Tiền đi lại: 1,5 triệu đồng

Mọi năm mặc dù nhà ngoại ở gần nhưng chị Thủy vẫn thường sử dụng xe máy để đi chơi xuân và đi lễ chùa cùng với các anh chị em hoặc bạn bè. Dù đi xe máy tiết kiệm chi phí nhưng đến đình chùa quanh Hà Nội cũng phải góp tiền mua lễ. Vì thế chi phí này mất khoảng 1, 5 triệu đồng. Năm nay, do dịch bệnh, chị Thủy hủy hết những chuyến đi chơi xuân và đi lễ chùa nên tiết kiệm được 1 khoản.

- Tiền sắm sửa đào quất và đồ trang trí nhà cửa ngày Tết: 1,5 triệu đồng

Dù nhà chỉ có 2 mẹ con nhưng những năm trước, chị Thủy đều dành ra 1 khoản để mua 1 cây đào, 1 cây quất và vài cành lộc và đồ trang trí nhà cửa.... Điều này giúp không gian nhà cửa cũng như mang không khí Tết về. Song bù lại chị thường phải bỏ ra chi phí 1,5 triệu đồng cho khoản mua sắm này.

Năm nay Tết chị cắt giảm hết khoản mua sắm này: "Nhà tuy thiếu không khí xuân thật nhưng năm nay Covid như này cũng không có khách khứa tới nhà nên 2 mẹ con tiết kiệm vậy. Cận Tết mình sẽ lôi những vật dụng trang trí cũ năm ngoái cất đi như hoa giả, tràng pháo.... ra để lau chùi và bày biện".

- Tiền mua sắm thực phẩm: 2 triệu đồng

Mọi năm chị Thủy thường chi tiêu cho mua sắm thực phẩm khoảng 2 triệu đồng cho 1 tuần Tết Nguyên Đán. Nhưng năm nay, ông bà ngoại trước Tết đã nhắc không cần phải mua sắm gì vì sẽ cho 1 số thực phẩm để ăn Tết.

Tết này mẹ đơn thân Hà Nội dự trù tiêu 5 triệu vì mạnh dạn cắt giảm 3 khoản, chỉ tiêu 3 khoản thiết yếu nhất-4Tết này mẹ đơn thân Hà Nội dự trù tiêu 5 triệu vì mạnh dạn cắt giảm 3 khoản, chỉ tiêu 3 khoản thiết yếu nhất-5Tết này mẹ đơn thân Hà Nội dự trù tiêu 5 triệu vì mạnh dạn cắt giảm 3 khoản, chỉ tiêu 3 khoản thiết yếu nhất-6
Năm nay khoản tiền mua sắm thực phẩm của chị Thủy được cắt giảm vì nhà bà ngoại tài trợ.

"Mình bảo sẽ góp tiền cùng với bố mẹ để đỡ tốn kém nhưng ông bà bảo nhà có sẵn nên cho con gái. Bố mẹ sẽ cho 2 mẹ con mình 03 chiếc bánh chưng, 1 chiếc giò lụa, 2 con gà ta, 1 chiếc giò thủ, nem 15 chiếc. Ngoài ra là dưa, kiệu ông bà tự muối.

Chừng này thực phẩm cũng đủ cho 2 mẹ con ăn Tết cả tuần rồi. Ngoài ra mình vẫn mua thực phẩm như ngày thường 2 mẹ con vẫn ăn. Riêng khoản này tiết kiệm được bao tiền, lại đảm bảo thực phẩm chất lượng và ngon nhất để ăn. Tính sơ sơ đã cắt giảm được 6 triệu đồng rồi", chị Thủy chia sẻ.

Như vậy chỉ với 5 triệu đồng, 2 mẹ con chị Thủy đã có cái Tết no ấm mà vẫn tiết kiệm nhất có thể.

"Cận Tết được nghỉ làm, mình sẽ đến bà ngoại để cùng phụ ông bà làm mứt Tết, dưa hành, làm giò ăn Tết. Thôi thì ông bà không khiến góp của thì mình góp công vậy.

Nói chung, Tết có trăm khoản chi tiêu nhưng tùy từng hoàn cảnh của mỗi nhà mà nên lên kế hoạch tiêu pha cho hợp lý. Vì các cụ xưa vẫn có câu, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

Để không bị lạm chi vào dịp cuối năm, từ đầu tháng Chạp, chị em nội trợ là phải liệt kê cụ thể những thứ cần chi, những thứ có thể bỏ được thì mạnh dạn gạch đi để tiết kiệm", chị Thủy nói.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/tet-nay-me-don-than-ha-noi-du-tru-tieu-5-trieu-vi-manh-dan-cat-giam-3-khoan-chi-tieu-3-khoan-thiet-yeu-nhat-2220226119517243.htm

tiết kiệm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.