- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thủ tướng Mahathir Mohamad: Người luôn ủng hộ công nghiệp ô tô nội địa
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad vừa có trải nghiệm tuyệt vời khi cầm lái chiếc VinFast Lux SA2.0 tại Hà Nội. Cảm xúc này có lẽ cũng giống như 34 năm trước,khi ông tự tay lái thử chiếc xe thương mại đầu tiên của ngành công nghiệp ô tô Malaysia.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad vừa có trải nghiệm tuyệt vời khi cầm lái chiếc VinFast Lux SA2.0 tại Hà Nội. Cảm xúc này có lẽ cũng giống như 34 năm trước,khi ông tự tay lái thử chiếc xe thương mại đầu tiên của ngành công nghiệp ô tô Malaysia.
Ủng hộ Proton để có công nghiệp ô tô
Malaysia là trường hợp đặc biệt nhất Đông Nam Á trong việc phát triển công nghiệp khi xây dựng thành công công nghiệp ô tô qua các dự án phát triển ô tô nội địa. Đây là quốc gia duy nhất tại khu vực ASEAN có các thương hiệu ô tô nội địa cạnh tranh sòng phẳng với các hãng xe toàn cầu tại thị trường trong nước.
Năm 2018, theo số liệu của Hiệp hội Ô tô Malaysia (MAA), hai hãng xe nội địa của nước này là Perodua và Proton chiếm tới 48,8% thị phần của thị trường có mức tiêu thụ gần 600.000 xe. Perodua thậm chí còn đứng ở vị trí số 1 với thị phần 38%, gấp gần 4 lần so với 3 đối thủ xếp ngay sau.
“Trái ngọt” này hoàn toàn tương phản với thời điểm Malaysia khởi đầu công nghiệp ô tô vào những năm 1960. Ban đầu, chính phủ Malaysia khuyến khích các nhà máy lắp ráp liên doanh với các nhà sản xuất châu Âu. Mặc dù có chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ô tô tại Malaysia không thành công cho đến những năm 1980, chủ yếu vẫn dựa vào xe nhập khẩu từ châu Âu và Nhật Bản.
Sau khi trở thành Thủ tướng Malaysia vào năm 1981, ông Mahathir Mohamad ngay lập tức lên kế hoạch thành lập Dự án Ôtô Quốc gia (Proton). Năm 1983, Công ty Ô tô quốc gia Proton (Perusahaan Otomobil Nasional) chính thức ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp ô tô nội địa nước này.
Chỉ 2 năm sau khi thành lập, Proton tung ra thị trường mẫu xe đầu tiên ngày 9/7/1985. Đây là loại xe nhỏ gọn, có động cơ chỉ từ 1.3-1.5 lít. Khi tự tay lái mẫu xe đầu tiên do Malaysia tự sản xuất qua cầu Penang, ông Mahathir Mohamad đã chứng kiến vẻ mặt tự hào của người dân, với những ngón tay cái giơ cao. Được sự ủng hộ của cả Chính phủ và người dân, hãng xe nội địa Malaysia nhanh chóng tăng trưởng và chiếm thị phần lớn. Năm 1994, mẫu sedan Saga của Proton chiếm tới 74% doanh số bán xe tại Malaysia.
"Proton đã tạo ra một lượng việc làm lớn cho người dân Malaysia, mở đường tiếp cận những công nghệ tân tiến và phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ. Hơn thế, nhờ có Proton, người Malaysia đã có thể mua ô tô. Đó là thành tựu quan trọng không chỉ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa mà còn giúp thay đổi lối sống của người Malaysia đương thời", Thủ tướng Malaysia tự hào khi dành sự ủng hộ tuyệt đối cho thương hiệu ô tô nội địa.
Perodua: Hãng xe của mọi gia đình Malaysia
Thành công của Proton khiến Thủ tướng Mahathir Mohamad và Chính phủ Malaysia tiếp tục ủng hộ sự ra đời của Perodua, hãng xe nội địa thứ 2 chuyên sản xuất các dòng xe cỡ nhỏ có động cơ dưới 1 lít. Việc định vị thị trường của Perodua là rất tốt khi tập trung chính vào dòng xe “entry-level” có công suất động cơ thấp, giá cả hợp lý cùng với chất lượng tốt, bền bỉ. Cùng với đó là sự ủng hộ của Chính phủ của Thủ tướng Mahathir Mohamad khi ban hành các chính sách hỗ trợ tài chính ưu đãi cho người mua xe.
Những thuận lợi kể trên khiến Perodua thống lĩnh thị trường Malaysia 11 năm liền (2007-2018), trở thành “hãng xe quốc dân” tại nước này. Đến hết năm 2018, Perodua đã bán ra gần 3,5 triệu xe. Trang thông tin về xe nổi tiếng nhất Malaysia - Paultan bình luận về thành công của Perodua: “Hãng xe dẫn đầu thị trường có thể sản xuất những chiếc xe nhỏ nhưng lại tạo ảnh hưởng lớn đến toàn cảnh ô tô của quốc gia”.
Sự ủng hộ của Thủ tướng Mahathir Mohamad và người dân Malaysia với Perodua lớn đến mức mẫu xe Myvi của hãng này chỉ mất 12 năm để đạt mốc 1 triệu chiếc được đưa ra thị trường, trong khi con số này với Mazda MX-5 là 27 năm và Porsche 911 là 54 năm. Trang Zigwheel gọi Myvi là “bom tấn” của Malaysia, khi cứ 10 xe chạy trên đường phố nước này thì có 2 chiếc Perodua dòng Myvi. Trong khi đó, tờ Carsifu gọi Perodua Myvi là "niềm vui" của người Malaysia.
Anh Gabriel Jonathan Philips, một người dân Kuala Lumpur cho biết, lý do anh mua chiếc Perodua Myvi vì ủng hộ thương hiệu xe nội địa và sự hỗ trợ của Chính phủ. “Perodua là xe nội địa nên nó thích hợp với đường sá Malaysia và người dân chúng tôi. Tôi mua xe năm 2016 với một phần tiền trả trước, phần còn lại trả góp từng tháng với sự hỗ trợ của Chính phủ”.
Theo ông Hezeri Samsuri, quản lý trang xe Careta.my, với sự ủng hộ của Thủ tướng Mahathir Mohamad, công nghiệp ô tô Malaysia đã được định hình nhờ Proton và phát triển mạnh nhờ Perodua. Hiện Perodua có hơn 90% linh kiện, phụ tùng xe được sản xuất tại Malaysia, có nghĩa việc ủng hộ một sản phẩm quốc gia như vậy sẽ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế Malaysia, chứ không phải bỏ ngoại tệ ra để mua những chiếc xe nhập khẩu.
Hơn nữa, các mẫu xe nội địa của Malaysia đều có chất lượng tốt, được kiểm nghiệm qua thực tế sử dụng hàng chục năm qua. “Công thức thành công của Proton hay Perodua là tạo ra những chiếc xe tốt, kết hợp với sự ủng hộ của Chính phủ và người dân. Và tất cả những điều đó đều có dấu ấn rất lớn của Tiến sĩ M (tên thân mật được người dân Malaysia gọi Thủ tướng Mahathir Mohamad)”, ông Samsuri nói.
Minh Tuấn
-
Mua sắm8 giờ trướcGiá căn hộ cao cấp, hạng sang ở TP.HCM đã lên mức cao kỷ lục, dao động từ 120 triệu đến khoảng 600 triệu đồng/m2 khiến người có thu nhập cao cũng khó mua được.
-
Mua sắm10 giờ trướcTừng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
-
Mua sắm14 giờ trướcGiá dưa hấu rớt thê thảm, khiến mỗi hộ nông dân thua lỗ hàng trăm triệu đồng... Nhiều quả dưa to đẹp bị vứt đầy đồng.
-
Mua sắm15 giờ trướcNhững bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới.
-
Mua sắm18 giờ trướcSáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên mốc 85 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm18 giờ trướcBlack Friday được coi là dịp giảm giá mạnh nhất năm. Vậy Black Friday 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
-
Mua sắm22 giờ trướcDự kiến, từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, từ đó tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.
-
Mua sắm22 giờ trướcNghe ngóng giá vàng giảm, nhiều khách hàng vội mang vàng đi bán. Mấy ngày sau, giá vàng lại đảo chiều đi lên khiến không ít người chịu thiệt hại hàng chục triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm1 ngày trướcDám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ 15h hôm nay (21/11), giá xăng giảm nhẹ, trong khi giá các loại dầu tăng giảm trái chiều nhưng cũng không đáng kể.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng 21/11, Quốc hội thảo luận về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Mua sắm1 ngày trướcChỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần qua, bỏ xa mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn 99,99 cũng nhảy vọt.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.