Vì sao giá vàng trong nước lao dốc không phanh xuống 62 triệu đồng/lượng?

Theo các chuyên gia, giá vàng trong nước hôm nay (18/7) lao dốc là do chịu ảnh hưởng của giá vàng thế giới.

Cụ thể, lúc 15h30 chiều nay (18/7), giá vàng trong nước tiếp tục giảm sâu. Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 62 triệu đồng/lượng (mua vào) và 64 triệu đồng/lượng (bán ra).  Như vậy, tính từ đầu giờ sáng đến hiện tại, mỗi lượng vàng đã bốc hơi 5,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và 5 triệu đồng/lượng (bán ra).

Trước đó, lúc 14h chiều, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 64 triệu đồng/lượng (mua vào) và 65,3 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 2,2 triệu đồng (mua vào) - 2,65 triệu đồng/lượng (bán ra) so với đầu giờ sáng.

Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 64 triệu đồng/lượng (mua vào) và 65 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 2,1 triệu đồng (mua vào) - 1,8 triệu đồng/lượng (bán ra) so với đầu giờ sáng. 

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Đại học Tài chính, Hà Nội, giá vàng trong nước rơi tự do trong phiên giao dịch hôm nay là chuyện dễ hiểu, do giá vàng thế giới đã giảm liên tiếp trong nhiều phiên gần đây. 

Vì sao giá vàng trong nước lao dốc không phanh xuống 62 triệu đồng/lượng?-1

Giá vàng trong nước liên tục lao dốc trong phiên hôm nay 18/7.

Chuyên gia phân tích, giá vàng thế giới trong 1 tuần nay đều dao động ở ngưỡng hơn 1.700 USD/ounce. Đây là ngưỡng thấp nhất hơn 1 năm nay. Trước đó, giá vàng chủ yếu dao động ở 1.800 - 1.900 USD/ounce, thậm chí có thời điểm leo đến gần 2.000 USD/ounce.

Theo quy luật, nếu giá vàng thế giới tăng, thường giá vàng trong nước sẽ tăng ngay theo. Nhưng khi vàng thế giới giảm, vàng trong nước thường giảm chậm chạp. Vì vậy, khi vàng thế giới đã giảm từ nhiều phiên trước, đến hôm nay vàng trong nước mới giảm cũng là bình thường.

“Đồng USD mạnh lên là nguyên chính khiến vàng giảm giá vì đồng USD đắt sẽ khiến chi phí nắm giữ vàng tăng cao”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thịnh, trong khi USD tăng mạnh liên tiếp nhiều phiên gần đây lên mức cao nhất lịch sử 20 năm qua, thì đồng euro của châu Âu lại vừa trải qua một “cú sốc lớn” khi lần đầu tiên trong vòng 20 năm giảm xuống mức ngang bằng USD. Một trong những nguyên nhân khiến đồng euro mất giá là do giá khí đốt tăng mạnh và sự không chắc chắn xung quanh nguồn cung năng lượng từ Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, gây ra lo ngại suy thoái trong khu vực đồng euro.

Cũng nhận định về giá vàng, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhận xét, thị trường vàng trong nước và thế giới chưa có sự liên thông với nhau, nên nhiều thời điểm giá vàng trong nước và thế giới tăng giảm không đồng đều. 

Các chuyên gia cũng khuyến cáo nhà đầu tư không nên đầu tư vàng thời điểm này. Ông Đinh Trọng Thịnh cho rằng, vàng còn biến động rất nhiều nên nhà đầu tư không nên mạo hiểm mua vào.

“Mức giảm 1.700 USD/ounce còn có thể giảm nữa nếu lãi suất tăng. Giá USD còn tăng thì vàng sẽ giảm nữa. Hoặc khi nền sản xuất chững lại cũng có thể khiến giá vàng tăng”, ông Thịnh nhận định.

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/vi-sao-gia-vang-trong-nuoc-lao-doc-khong-phanh-xuo-ng-62-trie-u-do-ng-luo-ng-ar688678.html

giá vàng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.