- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vỡ mộng giàu nhanh, nhà đầu tư chôn tiền tỷ vào đất thiếu pháp lý
Thị trường đột ngột trầm lắng, không ít người mua đất rừng sản xuất, đất khai hoang rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, ngậm ngùi để hàng tỷ đồng "chôn" trong đất.
"Chôn" tiền tỷ vào đất khai hoang, đất rừng sản xuất
Khi thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, phân khúc đất nền chịu ảnh hưởng và được ồ ạt rao bán. Tuy nhiên, dù chủ đất đã xác định giảm giá, thậm chí là cắt lỗ sâu nhưng vẫn khó bán, đặc biệt ở các sản phẩm đất khai hoang, đất rừng sản xuất không có pháp lý rõ ràng.
Dù đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, anh Nguyễn Anh Huy (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn không thể bán được mảnh đất khai hoang. Theo anh Huy, giữa năm 2020, anh có mua một mảnh đất khai hoang gần 2.000m2 ở huyện Ba Vì (Hà Nội) với giá 3,2 tỷ đồng (tương đương 1,6 triệu đồng/m2).
"Lúc đó, theo tư vấn của môi giới, mảnh đất khai hoang này nằm trong khu vực quy hoạch dân cư, có thể chuyển đổi sang đất ở để sử dụng lâu dài. Qua khảo sát, mức giá trên là hợp lý, tôi quyết định vay thêm ngân hàng 1,5 tỷ đồng để mua", anh Huy kể.
Tuy nhiên, theo anh Huy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng mảnh đất tại thời điểm hiện tại là rất khó và cũng chưa biết bao giờ mới thực hiện được. Trong khi đó khoản vay của anh được ngân hàng báo tăng lãi suất vay lên tới 14%.
"Hiện tại, khoản vay ngân hàng của tôi phải trả cả gốc và lãi đã lên tới gần 35 triệu đồng/tháng. Số tiền phải trả hàng tháng này là toàn bộ lương của tôi, nhưng mảnh đất khai hoang kia thì vẫn chỉ để cỏ mọc", anh Huy chia sẻ.
Thời điểm "sốt đất", đất khai hoang, đất rừng sản xuất cũng được giao dịch ồ ạt (Ảnh: Hà Phong).
Cũng theo anh Huy, khi nhận thấy thị trường trầm lắng và việc chuyển đổi mục đích sử dụng khó khăn, anh đã chủ động rao bán mảnh đất với giá mua vào. Tuy nhiên, các thông tin rao bán gần như không có người quan tâm, dù anh có chấp nhận bán cắt lỗ.
"Tôi đã rao bán cắt lỗ mảnh đất khai hoang này với giá 3 tỷ đồng, giảm 500 triệu đồng so với giá mua vào. Thế nhưng, tới nay vẫn thể bán được", anh Huy buồn bã nói.
Đất khai hoang sau khi mua thường không được sử dụng, bỏ hoang (Ảnh: Hà Phong).
Tương tự như anh Huy, không ít nhà đầu tư khác cũng đang bị "chôn" tiền vào đất nền không rõ ràng pháp lý. Đơn cử như trường hợp anh Trần Văn Thắng (ở Hà Nội). Từ khoảng năm 2020 đến giữa năm 2022, anh Thắng và nhóm bạn đầu tư của mình đã mua tới hơn 15ha đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp tại Hòa Bình để hướng tới chuyển đổi mục đích sử dụng và tách thửa.
Tuy nhiên, anh Thắng thừa nhận, kế hoạch ban đầu của cả nhóm đầu tư đã bị phá sản do thị trường trầm lắng và các chính sách liên quan tới chuyển đổi mục đích sử dụng đất bị thắt chặt. Cả nhóm chỉ biết đứng chờ và sẵn sàng tính hướng "tháo chạy" để thu hồi vốn sớm khi cần.
"Giá 1ha đất rừng sản xuất ở huyện Đà Bắc, Lạc Sơn tôi mua năm 2022 đã lên tới 800-900 triệu đồng, cao hơn gấp 2-3 lần năm 2018. Còn ở khu vực huyện Lương Sơn, do có vị trí gần Hà Nội, giá đất rừng sản xuất cũng cao, khoảng 2 tỷ đồng/ha", anh Thắng cho biết.
Cẩn trọng với giao dịch thiếu pháp lý
Anh Phạm Đức Huy - một môi giới chuyên bán đất nền ở khu vực Hà Nội và Hòa Bình cho biết, thời điểm dịch Covid-19 còn phức tạp (2020-2021), ngoài những sản phẩm đất nền có pháp lý rõ ràng, thì đất khai hoang, đất rừng sản xuất được nhà đầu tư lựa chọn rất nhiều dù giao dịch chủ yếu bằng hình thức viết tay, vi bằng.
Cũng theo môi giới này, lý do đất rừng ở Hòa Bình hay đất khai hoang ở các khu vực vùng ven của Hà Nội có giá cao bởi lượng người mua lớn, chủ yếu đến từ Hà Nội. Trong đó, nhiều nhà đầu tư hướng tới thông tin, trong thời gian sắp tới, tại đây có nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng với cơ hội đầu tư lớn.
"Với hy vọng thu lời từ việc đón đầu dự án, nhiều nhà đầu tư đã mạnh tay xuống tiền để có những mảnh đất đẹp, sau đó tiếp mua bán, chuyển nhượng đất để sinh lời", môi giới nói.
Tuy nhiên, anh Huy thừa nhận, từ khoảng giữa năm 2022, tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất rừng sản xuất, đất khai hoang tại Hà Nội và Hòa Bình đã chững lại. Một số địa phương, thực hiện chuyên đề "Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai" khiến số lượng giao dịch đất rừng đã giảm.
Nhà đầu tư cần thận trọng giao dịch các loại đất không đủ pháp lý (Ảnh: Hà Phong).
Còn trên thị trường, theo khảo sát của Dân trí, dù cơn "sốt đất" ở nhiều nơi đã chững lại, nhưng đất rừng sản xuất tại Hòa Bình, hay đất khai hoang ở nhiều khu vực huyện ven trung tâm Hà Nội vẫn có giá cao. Đáng chú ý, không ít "cò đất" vẫn ráo riết đăng tin rao bán cắt lỗ, giảm giá để tìm người mua.
Theo luật sư Nguyễn Thanh Tùng (Đoàn luật sư TP Hà Nội), dù ở thời điểm nào khi tham gia vào giao dịch bất động sản, việc đầu tiên cần làm vẫn là xem xét cơ sở pháp lý của sản phẩm và giao dịch đó. Nếu chủ quan bỏ qua yếu tố pháp lý, nhà đầu tư rất dễ mất trắng, cho dù khu đất đó thực sự có tiềm năng nhưng nếu là tài sản sai phạm thì nó cũng không thuộc về người mua.
Đơn cử, pháp luật quy định rất rõ về mục đích sử dụng đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất. Cụ thể, đối với người nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất cũng phải có mục đích sử dụng diện tích đất nhận chuyển nhượng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
"Như vậy, diện tích đất được mua bán, chuyển nhượng cho chủ mới cần phải là người địa phương và hoạt động đúng mục đích như: Canh tác đúng loại cây trồng trên diện tích đất đang sở hữu", luật sư nhấn mạnh.
Theo Dân trí
-
Mua sắm2 giờ trướcGiá dưa hấu rớt thê thảm, khiến mỗi hộ nông dân thua lỗ hàng trăm triệu đồng... Nhiều quả dưa to đẹp bị vứt đầy đồng.
-
Mua sắm3 giờ trướcNhững bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới.
-
Mua sắm6 giờ trướcSáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên mốc 85 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm6 giờ trướcBlack Friday được coi là dịp giảm giá mạnh nhất năm. Vậy Black Friday 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
-
Mua sắm10 giờ trướcDự kiến, từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, từ đó tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.
-
Mua sắm10 giờ trướcNghe ngóng giá vàng giảm, nhiều khách hàng vội mang vàng đi bán. Mấy ngày sau, giá vàng lại đảo chiều đi lên khiến không ít người chịu thiệt hại hàng chục triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm22 giờ trướcDám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ 15h hôm nay (21/11), giá xăng giảm nhẹ, trong khi giá các loại dầu tăng giảm trái chiều nhưng cũng không đáng kể.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng 21/11, Quốc hội thảo luận về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Mua sắm1 ngày trướcChỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần qua, bỏ xa mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn 99,99 cũng nhảy vọt.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng hôm nay 21/11/2024 trên thị trường quốc tế hồi phục và tăng mạnh sau khi chịu áp lực chốt lời và một đồng USD mạnh. Vàng miếng SJC tăng thêm 2,7 triệu đồng sau 3 ngày, trong khi nhẫn trơn tăng hơn 3 triệu.
-
Mua sắm1 ngày trướcMỗi ngày, anh nông dân này mất 2 tiếng vào buổi sáng, tối để thay nước và cho loài vật quen thuộc này ăn, nhờ đó mỗi năm xuất bán thu về 2 tỷ đồng rất nhẹ nhàng.