Những gì thân quen quá thì đôi khi sẽ bị bỏ vầy bỏ vật chẳng ai nhớ đến, Tóc Tiên và âm nhạc là một ví dụ điển hình. Tiên ra sản phẩm đều, vẫn cống hiến và làm mới liên tục - nhưng có lẽ vì đã ca hát trên dưới 20 năm nên người ta dần chuyển sự tò mò từ chuyện sự nghiệp, sản phẩm sang những thứ mang tính cá nhân.
Có dịp nghe Tiên tâm sự mới thấy cái mơ mộng với nghề lẫn những thứ mà Tiên muốn làm với đam mê vẫn còn nhiều lắm. Đó không phải là kiểu sẽ ra thật nhiều sản phẩm gây bão, chạy show miệt mài hay đấu đá từng vị trí trending trên Youtube, mà là việc nhận thức được sức ảnh hưởng của bản thân và học cách sử dụng quyền lực để truyền tải những thông điệp, những bài học lớn hơn.
“Tiên muốn âm nhạc của mình sẽ giúp mọi người đến gần nhau, hiểu về bản thân và không còn phán xét, đánh giá người khác thông qua những con số".
Tiên không nói mình giống cô gái đó hay từng trải qua trường hợp tương tự nhưng có lẽ cô đơn là một cảm giác mà bất kì người nghệ sĩ nào cũng từng có. Dù có đứng trên sân khấu, là tâm điểm của hào quang hay được bao vây bởi hàng ngàn người thì họ vẫn luôn giữ lại một chút cô đơn trong lòng - đó là đặc tính của người làm nghệ thuật.
Tiên chưa bao giờ đánh mất bản thân, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, ở cả trước và sau sân khấu.
Behind the scene buổi chụp hình với Tóc Tiên
Vpop thiếu một bảng xếp hạng (BXH) chuyên nghiệp và uy tín. Nghệ sĩ và cả khán giả đều không biết vịn vào đâu để đánh giá một sản phẩm chất lượng. Khoan nói đến khán giả, đối với nghệ sĩ khi nhìn vào một BXH thể hiện rõ các thông số, họ có thể dựa vào đó để làm thang tiêu chuẩn cho mình và đỡ cảm thấy hoang mang hơn giữa một thị trường biến đổi từng ngày.
Nếu nói tôi được top 1 trending mà “hổng dzui" thì đó là nói bậy, nói xạo. Nhưng nó chỉ dừng ở mức vui thôi, còn nếu để nói là mình quan tâm hay đánh đổi, cố sống cố chết nhằm có được vị trí đó thì không. Tiên không đại diện cho bất kì ai nhưng những người nghệ sĩ mà mình biết hay chơi cùng đều không đặt nặng vấn đề trending. Những thứ hạng từ Youtube không phải và cũng không nên là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá một sản phẩm âm nhạc có chất lượng hay không. Xu hướng thì chỉ mang tính chất thời điểm, chưa chắc là sự lâu dài.
Suy nghĩ nghệ sĩ làm sản phẩm để phục vụ miễn phí cho khán giả là rất bất công với người làm nghệ thuật. MV bây giờ không còn tính bằng chục triệu hay trăm triệu nữa mà đã lên đến hàng tỷ rồi, nhưng ra xong thì sao, nếu chỉ để đua top trending và không có nguồn thu nào từ sản phẩm đó thì rất khổ cho nghệ sĩ chúng tôi.
Tiên mong tương lai sẽ khác. Một người không làm được nhưng một nhóm nghệ sĩ cùng chung tay thì có thể thay đổi tình hình. Tiên nói như vậy vì mình biết có rất nhiều bạn bè trong giới đang chuẩn bị ra album, ít nhất là 10 người. Ra single bây giờ đã là bước đi thoái trào vì nó không nói lên được cá tính của một nghệ sĩ.
Để biết một người từng trải qua chuyện gì, vất vả để trưởng thành ra sao, hãy lắng nghe về điều mà họ nói nhiều nhất. Suốt buổi trò chuyện dài 40 phút, Tiên nhắc đến cụm từ “sự chấp nhận" tổng cộng 7 lần. Diễn tả về mối quan hệ giữa mình với mẹ, Tiên nói: “Đó là một mảnh vỡ đã quá nát". Chữ “nát" phát ra từ miệng Tiên một cách dứt khoát, thậm chí còn có chút nhấn giọng như thể sợ người đối diện chưa kịp hình dung ra sự mâu thuẫn đó khủng khiếp đến cỡ nào.
Khi được hỏi vì sao ba là người ủng hộ và yêu thương Tiên nhưng vẫn không thể làm cầu nối cho hai mẹ con, Tiên suy nghĩ mất vài giây rồi chia sẻ: “Gia đình Tiên có rất nhiều bề chìm mà những gì mọi người biết chỉ là một phần nhỏ. Ba thương con gái nhưng cũng đồng thời thương vợ. Người ở giữa luôn trong thế khó và chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề. Không ai có thể đứng giữa làm nhiệm vụ hàn gắn, kể cả ba.
Nói là lành 100% thì chưa, nó vẫn ở đó. Nhưng mình học được cách quen dần và vượt qua.
Tiên là con, dù bố mẹ có làm gì sai thì mình cũng không thể nói “con tha thứ”. Tiên vẫn luôn ở đây, với vai trò và trách nhiệm của một người con trong gia đình. Vẫn luôn sẵn sàng hàn gắn nếu được mẹ chấp nhận.
Mình sẽ rất cáu lúc đó nhưng không tốn thời gian để đi bới móc xem ai làm ra cái lỗi đó hay đay nghiến người ta. Tiên thích tập trung vào việc giải quyết vấn đề hơn.
Việc ai người đó làm, phân chia lao động rõ ràng. Tiên thấy đó là điểm yếu nhất khi mọi người làm việc nhóm ở Việt Nam. Lười thì không nói nhưng còn có những người tham làm chuyện người khác. Người nước ngoài họ thành công vì biết vai trò của mình ở đâu và họ tập trung làm tốt vấn đề đó, tuyệt đối không can thiệp hay dẫm chân nhau - đó là nguyên tắc. Ekip của Tiên ban đầu còn không quen nhưng sau này thì cứ “thôi được rồi để bả tự làm đi". Khi Tiên đã nói mình làm được thì đừng ai đụng tới.
Trong một thời gian dài, Tóc Tiên được nhiều người gắn cho hình ảnh của một cô gái mạnh mẽ, nữ quyền. Các sản phẩm âm nhạc như “Không ai hơn em đâu anh", “Walk away", “I'm in love"... cũng phần nào thể hiện thông điệp đó. Nhưng hóa ra Tiên không hề cổ vũ cho việc phụ nữ vùng lên và thay thế nhiệm vụ của một người đàn ông.
“Hôn nhân bây giờ có vẻ đã dễ dàng hơn trước. Thế hệ ba mẹ, ông bà mình ngày xưa quá vất vả trong việc vật lộn với miếng ăn nên người ta hay có câu “hôn nhân là mồ chôn tình yêu". Thời đại bây giờ thì khác. Vai trò của người phụ nữ đã có tính tự lập nhiều hơn. Ai cũng có thể làm ra tiền, đóng góp và vun đắp cho gia đình. Hai người đến với nhau ở một vị trí cân bằng, Tiên không nói là sòng phẳng.
Sòng phẳng có nghĩa là phụ nữ làm hết tất cả mọi thứ đàn ông làm như đóng đinh, lắp bóng đèn, sửa ống nước. Không nhé! Phụ nữ có thể đóng đinh, nhưng cô ấy nên nhường cho đàn ông. Let's them do theirs job.”
Phụ nữ mà, sinh ra đã là phụ nữ thì hãy cứ là phụ nữ, “don’t try to be a man". Tiên nói những điều này không chỉ là góc nhìn mà còn là sự đúc kết từ trải nghiệm của chính mình. Nữ quyền không có nghĩa là tôi không cần đàn ông. Và nói ra có thể hơi đụng chạm nhưng nữ quyền cũng không có nghĩa bạn phải làm single mom.
Tiên vẫn là một người rất truyền thống và mình không ủng hộ chuyện “dating around", sau đó làm single mom và tự xem đó là nữ quyền.
Không, không bao giờ *trả lời rất dứt khoát*. Có những thứ nó gọi là bản chất, nếu đã là như vậy thì mãi mãi chỉ là như vậy. Đôi khi họ sẽ thay đổi vì sự tác động của một sự kiện, một bước ngoặt, một con người nào đó nhưng cái lõi bên trong của họ thì vẫn vậy. Sự thay đổi chỉ thuyết phục khi đến từ chính mong muốn của người đó, không phải từ sự tác động hay hy sinh của ai khác.
Những trường hợp “vì quen người đó mà tôi đã thay đổi hoàn toàn" rất hiếm, Tiên nghĩ chỉ 1% thôi. Các bạn nữ đừng nên có suy nghĩ “tôi đã hy sinh cho anh ấy nhiều như vậy mà sao anh ấy vẫn không chọn tôi". Đây, Tiên từng là kiểu người như vậy! Đã có lúc mình nghĩ nát óc rồi tự vấn tại sao, tại sao và tại sao. Sau này Tiên mới nhận ra câu trả lời rất đơn giản: Vì đó là con người thật của họ. Còn những gì mình đã làm, thôi thì coi như… xui!
Không nha, Tiên thấy bình thường! *cười*. Tiên chỉ bực nếu mình chưa sẵn sàng công khai mà cứ bị hỏi hoài thôi.
Nhẹ nhõm hay không thì mình chưa để ý nhưng Tiên cảm thấy được đồng cảm hơn với khán giả của mình. Có những câu chuyện dữ dội gấp trăm lần so với những gì Tiên trải qua, tuy không trả lời được nhưng Tiên đã đọc hết. Mình rất cảm động. Và sở dĩ Tiên không trả lời là vì chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ họ cần làm gì, mọi lời khuyên từ người ngoài lúc này đều sáo rỗng.
Tiên vẫn YOLO và thích tụ họp bạn bè lắm. Chuyện gia đình không phải ưu tiên của mình lúc này.
Vì đã sống trong showbiz từ nhỏ nên càng lớn Tiên càng thích những thứ riêng tư, ấm cúng. Ngày cưới trong mơ của mình sẽ không hẳn là một buổi lễ mà sẽ giống như một bữa tiệc thân thiết giữa gia đình và những người bạn gần gũi nhất. Không quá 50 người là đẹp!
Tiên nhìn vào cách mà anh ấy cư xử với những người xung quanh, với anh em, với gia đình. Nhìn vào cách mà anh ấy cố gắng giải quyết ổn thỏa một mâu thuẫn nào đó giữa mọi người. Hình ảnh đó rất đàn ông, và Tiên biết rằng đó là “the right one".
Theo Trí Thức Trẻ