Cục diện chiến lượcthế giới bước vào giai đoạn tái thiết. Mỹ rút quân khỏi Iraq, Afghanistan;Tổng thống Mỹ Obama thay đổi định nghĩa trước đây của Chính phủ Bush về cuộcchiến chống khủng bố, đưa ra một số nội hàm chiến lược mới.

Trong tình hình này, câuhỏi “Mỹ đang dần rút chân khỏi cuộc chiến chống khủng bố sẽ đặt trọngtâm chiến lược vào đâu?” đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Trọng tâmchiến lược của Mỹ là khu vực Đông Á?

Ai cũng biết rằng tình hình Bắc Phi, Trung Đông đang hỗn loạn. Những khuvực này lại là khu vực chiến lược quan trọng được Mỹ “chăm sóc” một thờigian dài trong quá khứ, bởi chúng vừa là “rốn dầu” thế giới, vừa là khuvực có ảnh hưởng quan trọng đến cục diện chiến lược thế giới.

Tuy nhiên, điều đáng quantâm là đối diện với cục diện hỗn loạn tại Bắc Phi, Trung Đông, Mỹ luôncó thái độ hết sức thận trọng. Ví dụ: Trong cuộc chiến tại Libya, Mỹluôn giữ thái độ không rõ ràng, một mặt ủng hộ các quốc gia châu Âutriển khai các cuộc tấn công quân sự nhằm vào Libya, mặt khác lại giántiếp “nhúng tay” vào trận chiến này. Vậy, quả đấm của Mỹ thu về lại chưađánh ra sẽ nhằm vào đâu?. Điều đáng cảnh giác là hình như cũng trongthời gian này, hàng loạt chiều hướng đang diễn ra tại châu Á, đặc biệtlà khu vực Đông Á.

Đầu tiên là Mỹ tăng cườnghơn nữa quan hệ đồng minh ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, đặc biệt làquan hệ đồng minh Mỹ – Nhật. Còn Nhật Bản lại đưa ra một loạt những biệnpháp và thực thi nhiều biện pháp đối với khu vực biển và chuỗi đảo phíaĐông Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ lại có ý tham gia vào vấn đề biển Đông.Những điều này rất dễ khiến mọi người nghĩ rằng: Khi Mỹ dần rút chânkhỏi cuộc chiến chống khủng bố, trọng tâm chiến lược tiếp theo của Mỹ sẽđặt tại khu vực Đông Á.

Mỹ muốn xây dựng“NATO phiên bản mới tại châu Á”.

Chúng ta có thể thấy, bốtrí trọng tâm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ trong quá khứ là NATO.Điều này chủ yếu là nhằm vào Tổ chức hiệp ước Warsaw và Liên Xô. Còn tạichâu Á, trên thực tế, Mỹ cũng đang cố gắng thực thi sự bố trí này. Tuynhiên, xét về liên minh quân sự theo ý nghĩa đầy đủ, sự bố trí này yếuhơn so với NATO. Có người gọi đó là “chiến lược chuỗi đảo” – kiềm chế vàphong tỏa Trung Quốc dựa vào chuỗi đảo thứ nhất.

Có được sự kiềm chế vàphong tỏa này, bố trí chiến lược của Mỹ tại châu Á gần như hoàn thành.Tuy nhiên, nhìn từ tình hình hiện nay, chiến lược này của Mỹ có thể phảiđối diện với vấn đề mới. Giới nghiên cứu Mỹ chỉ ra: Chiến lược chuỗi đảotruyền thống có khả năng không thể kiềm chế Trung Quốc. Trong tình hìnhnày, tại Mỹ, bắt đầu có người đề xuất ý tưởng thành lập đồng minh chiếnlược mới kiểu NATO tại khu vực.

Từ “chiến lượcchuỗi đảo” đến “đồng minh tứ giác”

Theo cách đặt vấn đề ởtrên, bước đi thứ nhất là phát triển quan hệ đồng minh tứ giác từ việcphong tỏa chuỗi đảo. Hạt nhân của quan hệ đồng minh tứ giác là chỉ liênminh quân sự gồm bốn nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Trên thựctế, từ một loạt các diễn biến trong thời gian gần đây, chúng ta khôngkhó để nhìn thấy Mỹ đang tích cực thúc đẩy sự phát triển này.

Đồng thời, tại ba nướcNhật Bản, Australia, Ấn Độ có một số quan chức quân sự chủ chốt và họcgiả tích cực hưởng ứng phương hướng phát triển chiến lược này của Mỹ.

Ngay từ năm 2002, Cố vấnỦy ban An ninh quốc gia Ấn Độ Pat Narayan đưa ra ý tưởng về một “NATOphiên bản châu Á”.

Năm 2006, trong cuốn“Hướng tới quốc gia tươi đẹp”, nguyên Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đềxuất ý tưởng xây dựng đồng minh chiến lược bốn nước Mỹ, Nhật Bản,Australia và Ấn Độ tại châu Á. Đây là cách diễn giải biến Tướng của“NATO phiên bản châu Á”. Trong cuốn sách, Shinzo Abe còn đặt ra yêu cầunỗ lực duy trì vị trí thứ 2 của Nhật Bản trong khuôn khổ mới.

Tháng 3/2007, với “bàntay sắp đặt” của Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, Nhật Bản và Australia kí“Tuyên ngôn Liên hiệp an ninh Nhật – Australia” có nội dung thỏa thuậnnhiệm vụ quốc phòng, hơn nữa khởi động cơ chế đối thoại an ninh chiếnlược “2+3” với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng BộNgoại giao của hai nước.

Cũng như vậy, dưới sự dànxếp của Mỹ, cơ chế đối thoại an ninh này mở rộng trở thành cơ chế đốithoại chiến lược bốn nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.

Tháng 4/2007, Mỹ, NhậtBản và Ấn Độ lần đầu tổ chức tập trận chung. Tháng 5, Mỹ, Nhật Bản, ẤnĐộ, Australia tổ chức đối thoại chiến lược bốn nước vòng một. Tháng 9,năm nước Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Singapore tổ chức tập trậnchung tại vịnh Bengal. Trên thực tế, đằng sau hàng loạt sự kiện này là ýtưởng về một “NATO phiên bản châu Á”.

Thực ra, trên thế giớihiện nay, sự thất bại của một số quốc gia và sự phát triển của một sốquốc gia khác là quá trình tất yếu. Các nước lớn truyền thống hi vọngduy trì địa vị của mình, còn những nước mới trỗi dậy lại hi vọng có thểmở rộng ảnh hưởng của bản thân. Trong mâu thuẫn này, lợi dụng đồng minhquân sự để hạn chế và kiềm chế đối thủ trở thành một cách làm cơ bảntrong tư duy hoàng đế truyền thống.

Trên thực tế, thời đạihiện nay hoàn toàn khác với thời đại hoàng đế truyền thống. Do đó, nhữngvấn đề này nên được xem xét bằng tư duy mới và ở những góc độ mới. Hợptác cùng có lợi nên là dòng chảy chính trong sự phát triển chung của thếgiới, tham vọng kiềm chế nước khác cuối cùng rất có thể sẽ khiến bảnthân nhanh chóng sa vào hố sâu thất bại.

Dù đến nay “NATO phiênbản châu Á” vẫn hoàn toàn trong trạng thái mơ hồ. Tuy nhiên, nếu tìnhhình này tiếp tục phát triển thì sẽ có một ngày chúng ta sẽ đối diện vớimột “NATO phiên bản châu Á”. Đây là vấn đề mà tất cả mọi người đều phảicảnh giác.

Theo VTC