Ngoại trưởng MỹHillary Clinton tuyên bố rằng tương lai chính trị của thế giới sẽ được định đoạtở châu Á Thái Bình Dương, và Mỹ sẽ hiện diện ở khu vực này để thực hiện việcchuyển biến cấu trúc chiến lược.
Định hướng chiếnlược ngoại giao này được nhà ngoại giao cao cấp nhất của Mỹ vạch ra rõ ràngtrong bài viết đăng trên tạp chí Foreign Policy số tháng 11, trước khi Mỹ chủtrì Hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 tại Hawaii. Cụ thể, chiến lược đó bao gồmcác điểm đáng chú ý sau.
Rút dần khỏiIraq và Afghanistan, chuyển sang châu Á
“Khi cuộc chiến ởIraq giảm thiểu và Mỹ bắt đầu rút các lực lượng khỏi Afghanistan, nước Mỹ đứngtrước một cột mốc quan trọng. Trong 10 năm qua, Mỹ đã dành các nguồn lực to lớncho hai chiến trường này. Trong 10 năm tới, chúng ta cần phải thông minh và cânnhắc một cách có hệ thống về nơi chúng ta sẽ đầu tư thời gian và sức lực, để đặtmình vào vị trí tốt nhất nhằm duy trì sự lãnh đạo, đảm bảo lợi ích và thúc đẩycác giá trị của chúng ta.
Do đó, một trongnhững nhiệm vụ quan trọng nhất của vai trò lãnh đạo của Mỹ trong thập kỷ tới sẽlà đầu tư vào ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các lĩnh vực khác ở khu vựcchâu Á-Thái Bình Dương", bà Clinton mở đầu bài viết dài 8 trang.
Châu Á Thái BìnhDương đã trở thành một động lực của chính trị thế giới với những cỗ máy kinh tếtrọng yếu của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng có nhiều nước phát thải khílớn nhất. Ở đó có các đồng minh chủ chốt của Mỹ và có các cường quốc đang nổinhư Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
Vào thời điểm khuvực này đang xây dựng một kiến trúc an ninh và kinh tế chin muồi hơn để thúc đẩyổn định và thịnh vượng, cam kết của Mỹ ở đó là thiết yếu. Đã đến lúc Mỹ giúp xâydựng các cấu trúc và thể chế như từng làm ở châu Âu sau thế chiến II, cấu trúcđã và đang đem lại vô vàn lợi ích cho Mỹ. Và giờ đây, Mỹ cần làm như vậy ở châuÁ, với tư cách là một quốc gia châu Á Thái Bình dương.
Ở các nước, nhiềungười đang phân vân về ý định của Mỹ - liệu Mỹ có sẵn sàng duy trì hiện diện vàlãnh đạo hay không. Ở châu Á, người ta đang hỏi liệu Mỹ có thực sự muốn ở đó,hay là sẽ bị phân tán bởi các sự kiện ở những nơi khác, liệu Mỹ có thể đưa ra vàthực hiện các cam kết đang tin cậy về kinh tế và chiến lược, liệu Mỹ có hậuthuẫn các cam kết đó bằng hành động cụ thể hay không. Câu trả lời đây: Có, chúngtôi sẽ làm được.
Nắm bắt được sựtăng trưởng và năng động của châu Á là điều thiết yếu đối với lợi ích kinh tế vàchiến lược của Mỹ và là một ưu tiên quan trọng cho Tổng thống Obama. Thị trườngmở ở châu Á đem lại cho nước Mỹ những cơ hội to lớn về đầu tư, thương mại, vàtiếp cận với công nghệ tiên tiến. Về mặt chiến lược, duy trì hòa bình và an ninhtrong toàn bộ khu vực châu Á Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng đốivới tiến bộ thế giới, dù đó là việc bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực BiểnĐông, chống phổ biến vũ khí của Bắc Triều Tiên hay bảo đảm sự minh bạch trongcác hoạt động quân sự của các cường quốc trong khu vực.
Châu Á rất quantrọng đối với tương lai của Mỹ, và sự can dự của Mỹ cũng quan trọng với tươnglai châu Á.
Thực hiện chiếnlược châu Á Thái Bình dương
Bà Clinton khẳngđịnh Mỹ đã và đang tiếp tục trở lại châu Á với giải thích: “Trước hết, điều nàyđòi hỏi có sự cam kết bền vững với điều tôi gọi là ngoại giao “đi đầu”, mang tấtcả các nguồn lực ngoại giao của chúng ta đến tất cả các nước và ngóc ngách củakhu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chiến lược của chúng ta phải tiếp tục tính đếnvà phù hợp với những chuyển biến nhanh chóng và năng động đang diễn ra khắp châuÁ.
Công việc củachúng ta sẽ tiến triển theo 6 đường hướng hoạt động chính: tăng cường các liênminh an ninh song phương; làm sâu sắc quan hệ với các cường quốc đang nổi lên,kể cả Trung Quốc; gắn kết với các cơ chế đa phương ở khu vực; mở rộng thương mạivà đầu tư; xây dựng một sự hiện diện quân sự rộng rãi; và thúc đẩy dân chủ vànhân quyền.”
Clinton đánh giácao mối quan hệ với các đồng minh quan trọng trong khu vực gồm Nhật Bản, HànQuốc, Australia, cũng như Thái Lan, Philippines.
Ngoại trưởng Mỹnhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp cận và xây dựng quan hệ đối tác tốt với cácnước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Môngcổ, Việt Nam, Brunei và các nước hải đảo ở Thái Bình Dương, bởi đó là một phầncủa nỗ lực lớn nhằm bảo đảm chiến lược và sự can dự của Mỹ trong khu vực.
Quan hệ với TrungQuốc chiếm phần quan trọng của bài viết khi bà Clinton nhấn mạnh: “Trong hai nămrưỡi qua một trong những ưu tiên trong chính sách đồi ngoại của Mỹ là xác địnhvà mở rộng lợi ích chung, cùng làm việc với Trung Quốc để xây dựng độ tin tưởnglẫn nhau và khuyến khích các nỗ lực tích cực của Trung Quốc trong công việc gảiquyết khó khăn toàn cầu. Hai bên đã phát động Đối thoại chiến lược và Kinh tế đểtrao đổi rộng rãi về những vấn đề bức thiết nhất trong quan hệ hai bên, từ nhữngvấn đề an ninh đến nhân quyền.
“Trên mặt trậnkinh tế, Mỹ và Trung Quốc cần phải cùng nhau làm việc để đảm bảo cho sự tăngtrưởng kinh tế thế giới mạnh mẽ, bền vững và cân đối. Sau cuộc khủng hoảng tàichính thế giới, Mỹ và Trung Quốc đã làm việc một cách hiệu quả trong G-20 để kéokinh tế thế giới khỏi bờ vực thẳm". Ngoại trưởng cũng nhắc đến những khác biệtquan điểm giữa hai nước trong các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên, "lẽtất nhiên không có một cuốn sách hướng dẫn có sẵn nào, nhưng mối quan hệ này làrất quan trọng", Clinton kết luận về quan hệ với đối tác Trung Quốc.
Các quốc gia quantrọng khác trong chính sách của Mỹ phải kể đến Ấn Độ, Indonesia, hai trong sốcác cường quốc dân chủ năng động và quan trọng nhất ở châu Á.
"Tuyến đường biểntừ Ấn Độ Dương qua eo Malacca đến Thái Bình Dương có các tuyến hàng hải nănglượng và thương mại sống động nhất thế giới. Hai nước Ấn Độ và Indonesia vớitổng số dân chiếm ¼ dân số thế giới. Hai nước là những động lực chính của nềnkinh tế thế giới, là những đối tác quan trọng đối với Mỹ, và ngày càng trở thànhnhững nước đóng góp quan trọng cho hòa bình và an ninh ở khu vực. Tầm quan trọngcủa hai nước này sẽ ngày càng mở rộng trong những năm tới".
Xác định rõ tầmquan trọng của các mối quan hệ đa phương, bà Clinton giải thích vì sao Mỹ coitrọng sự can dự qua các cơ chế như ASEAN, APEC, và đó cũng là lý do Tổng thốngObama đã thiết lập phái bộ Mỹ tại Jakarta cũng như sẽ tham gia Hội nghị thượngđỉnh Đông Á.
“Những thách thứccủa khu vực này đang thay đổi nhanh chóng – từ các cuộc tranh chấp lãnh thổ vàbiển đến các mối đe dọa mới đối với tự do hàng hải đến tác động cao của thiêntai – đòi hỏi Mỹ phải theo đuổi một tư thế sức mạnh bền vững về chính trị, linhhoạt về ứng phó và phân bổ đều về địa lý", Clinton viết.
“Mỹ đang hiện đạihóa các hiệp định về căn cứ với các đồng minh truyền thống ở Đông Bắc Á trongkhi tăng cường sự có mặt tại Đông Nam Á và vào Ấn Độ Dương. Ví dụ, Mỹ sẽ triểnkhai các tầu chiến duyên hải đến Singapore, và nghiên cứu các cách thức để tăngcơ hội để quân đội hai nước cùng huấn luyện và hoạt động".
Đẩy mạnh đầu tư vàthương mại, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế Mỹ - một trong những nhiệm vụ củangoại giao - cũng được bà Clinton dành nhiều sự chú ý. Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương (TTP) cũng như các cơ chế hợp tác kinh tế trong Diễn đàn Hợp táckinh tế châu Á Thái bình dương (APEC) được nhắc đến như là những công cụ để Mỹcó thể can dự về mặt kinh tế, mang lại lợi ích chung cho các bên tham gia.
Sáng tạo trongđối ngoại
Để đi đến một kếtluận cho bài biết của mình, ngoại trưởng Mỹ khẳng định điều quan trọng là Mỹphải đổi mới tư duy về chính sách đối ngoại.
“Trong thập kỷqua, chính sách đối ngoại của Mỹ đã chuyển biến từ các nỗ lực trong bối cảnh hòabình hậu Chiến tranh Lạnh sang những nhiệm vụ cấp bách phát sinh bởi chiến tranhIraq và Afghanistan. Khi các cuộc chiến này đi đến hồi kết, Mỹ cần phải tăng tốcđể tiếp cận với thực tế mới trên toàn cầu", Clinton chỉ rõ.
Ngoại trưởng Mỹkhông quên nhấn mạnh ý nghĩa sống còn giữa Mỹ với châu Âu, nơi Mỹ có các đồngminh truyền thống, các đối tác hàng đầu luôn sát cánh cùng Mỹ đối phó với cácthách thức toàn cầu. Bà cũng nhắc đến phong trào của người dân ở Bắc Phi vàTrung Đông. "Họ đang vạch ra một lộ trình mới mang ý nghĩa toàn cầu sâu sắc.Châu Phi chứa đựng những tiềm năng khổng lồ chưa được khai thác về phát triểnkinh tế và chính trị trong những năm tới".
Mỹ Latin, các nướcở tây bán cầu không chỉ là những thị trường xuất khẩu lớn của Mỹ mà còn đangđóng vai trò to lớn trong chính trị và kinh tế thế giới, Clinton bình luận.
"Mỗi khu vực đềuđòi hỏi sự can dự và lãnh đạo của Mỹ. Và Mỹ sẵn sàng lãnh đạo", bà khẳng định.
Clinton chỉ rarằng thực tế mới trên thế giới đòi hỏi Mỹ phải đổi mới, phải cạnh tranh và phảidẫn đầu theo những cách thức mới. Thay vì níu kéo thế giới, Mỹ cần tiến lên vàđổi mới sự lãnh đạo. Trong lúc nguồn lực hiếm hoi, rõ ràng là Mỹ cần phải đầu tưmột cách thông minh vào những nơi mang lại lợi ích lớn nhất.
"Đó chính là lý dotại sao châu Á là một cơ hội thực sự cho chúng ta trong thế kỷ 21", ngoại trưởngMỹ kết luận.
Theo Vnexpress