Chưa bao giờ vấn đề anninh ở một kỳ World Cup lại khiến giới chức nước chủ nhà “đau đầu” như ở NamPhi năm nay.
>>
Trưởng ban tổ chức giải DannyJordaan thừa nhận, vấn đề an ninh sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết địnhthành-bại cho World Cup 2010.
Phát biểu tại sân vận động thànhphố Cape Town, Bộ trưởng Cảnh sát Nam Phi, ông Mathi Mthethwa cho biết đến thờiđiểm này, lực lượng cảnh sát Nam Phi sẵn sàng bảo vệ an ninh và duy trì trật tựcho World Cup 2010.
41.000 nhân viên an ninh đượctriển khai trên phạm vi cả nước, chủ yếu là tại 9thành phố đăng cai các trậnđấu. Hàng nghìn xe cơ giới, thiết bị chuyên dụng hiện đại được triển khai và lắpđặt nhằm đảm bảo an toàn ở mức cao nhất cho các đội bóng, cổ động viên, khán giảtrong nước và quốc tế tham dự sự kiện thể thao quan trọng này.
|
Nam Phi thắt chặt an ninh trước giờ G |
Ông khẳng định, nếu nhữngtình huống xấu nhất xảy ra như hoả hoạn lớn, biểu tình, ùn tắc giaothông và khủng bố, cảnh sát Nam Phi có thể sẽ được bổ sung thêm từ lựclượng quân cảnh mới được thành lập, bộ phận chức năng dự phòng và cácthiết bị chuyên dụng hiện đại khác.
Tuy nhiên, nước chủ nhà cũngkhông giấu những lo ngại khi sẽ phải đón hàng trăm nghìn du khách ở khắp mọi nơitrên thế giới đến Nam Phi. Bộ trưởng An ninh Nam Phi Nathi Mthethwa tại cuộc họpQuốc hội nước này nhấn mạnh: “Lực lượng an ninh của chúng ta đang phải đối mặtvới một thách thức lớn nhất từ trước đến nay. Ngoài cảnh sát, chúng tôi phải huyđộng tất cả các lực lượng khác có thể để đảm bảo an toàn cho du khách trongnhững ngày diễn ra World Cup. An ninh phải luôn được siết chặt và không loại trừphải dùng vũ lực để trấn áp mọi tình huống xấu có thể xảy ra”.
Bên cạnh đó, cảnh sát Nam Phi cònlập ra ba đường dây nóng (112, 107 và 10111) để nhận phản ánh của du khách, đồngthời khuyến nghị du khách không đi một mình, hạn chế ra ngoài khi trời tối haykhông nhờ người lạ rút tiền ATM.
|
Các vệ sĩ vào mùa "làm ăn" |
Tuy nhiên, trên thực tế,sự an toàn của từng cá nhân thực sự vượt ngoài tầm kiểm soát của Chínhphủ Nam Phi. Chính vì vậy, nhiều du khách, thương gia dù chưa đặt chânđến Nam Phi nhưng đã ký hợp đồng thuê vệ sĩ riêng, thuê xe chống đạn haycài thiết bị định vị toàn cầu vào túi xách của họ.
Không chỉ du khách mà nhiều người dân Nam Phi cũng bỏ tiền thuê vệ sĩriêng vì lo sợ và mất niềm tin vào cảnh sát. Do vậy, các công ty vệ sĩđua nhau nở rộ, trở thành ngành công nghiệp sinh lợi khổng lồ.
Giám đốc điều hành Công ty tư vấnan ninh D&K Condon cho hay: “Chúng tôi có 45 công ty vệ sĩ để đáp ứng các lĩnhvực bảo vệ khác nhau. Tuy nhiên, do số lượng hợp đồng tăng vọt nên chúng tôiphải tiếp tục tìm thêm. Nhờ World Cup 2010, doanh thu của chúng tôi tăng gấp balần”.
Theo anh Condon, công việc của vệsĩ không phải bay người đỡ đạn cho thân chủ như trong phim. “Chúng tôi là ngườilên kế hoạch bảo đảm an toàn cho cuộc sống của thân chủ trong thời gian lưu lạiNam Phi. Vai trò của chúng tôi như một trợ lý riêng”, Condon nhấn mạnh.
Theo Trà My
Đất việt