Sau điện ảnh và âm nhạc, đến lượtngành xuất bản sách đang đứng trước những đợt tấn công dữ dội của nạn sao chéplậu trên mạng.

Khi ra mắt hồi tháng 9-2009, tiểuthuyết The lost symbol (Biểu tượng bị thất lạc) của tác giả Dan Brown đã tạo ramột viễn cảnh mới cho ngành xuất bản sách. Trên trang Amazon.com, số lượng bảnThe lost symbol số hóa cho phần mềm Kindle bán chạy hơn nhiều so với sách giấytrong vài ngày đầu tiên.

Tuy nhiên, cái giá phải trả cũngrất lớn. Chưa đầy 24 giờ sau khi The lost symbol có mặt trên thị trường, các bảnsao chép lậu đã xuất hiện đầy trên những trang web chia sẻ file như Rapidsharehay BitTorrent. Chỉ trong vài ngày, phiên bản số hóa của The lost symbol bị tảilậu hơn 100.000 lần.

Đại dịch bùng nổ

Và khi các phầm mềm và các thiếtbị đọc sách điện tử như Kindle của Amazon.com, Sony Reader, Nook của Barnes &Noble, điện thoại thông minh… đang lên ngôi, mối nguy cơ càng trở nên tồi tệhơn. “Hoàn toàn có thể nói rằng nạn sao chép sách điện tử đang bùng nổ”, chuyêngia xuất bản Albert Greco thuộc ĐH Fordham nhận định.

Theo Hiệp hội các nhà xuất bản Mỹ(AAP), doanh số sách điện tử ở Mỹ trong quý 2-2009 đạt 37 triệu USD, cao hơn balần so với cùng kỳ năm 2008. Các chuyên gia lo ngại nạn sao chép lậu sẽ là vấnđề nghiêm trọng trong năm 2010, khi mà ngành xuất bản Mỹ vẫn đang vật lột trongkhủng hoảng và ngày càng dựa vào sách điện tử và các thiết bị đọc sách trên mạngđể tăng doanh số.

Nạn sao chép lậu tấn công sách điện tử
Bản số hóa của The lost symbol bị sao chép trên mạng với tốc độ kỷ lục

“Sao chép lậu là vấn đề nghiêmtrọng đối với các nhà xuất bản”, hãng Hachette Book thừa nhận. Công ty xuất bảnloạt truyện ăn khách Twilight (Chạng vạng) của nhà văn Stephenie Meyer mô tả bảovệ bản quyền “là hoạt động có tầm quan trọng tối cao”. Ngay cả các tác giả cũngtỏ ra lo lắng. “Tôi sẽ vô cùng lo lắng nếu là một tác giả nổi tiếng như StephenKing hay James Patterson”, nhà văn Mỹ Sherman Alexie cho biết. “Khi sách của họđược số hóa, chúng sẽ dễ dàng bị sao chép lậu”.

“Với nền văn hóa nguồn mở củaInternet, ý tưởng sở hữu, hoặc sở hữu nghệ thuật đã bị tiêu diệt”, nhà vănAlexie than vãn. “Điều đó làm tôi hoảng sợ”. AAP cho biết ở Mỹ, không chỉ tiểuthuyết, mà ngay cả sách giáo khoa cũng bị sao chép lậu. “Chúng tôi phát hiện cácloại sách y tế, kỹ thuật cũng bị sao chép lậu”, ông Ed McCoyd, giám đốc chínhsách số hóa của AAP tiết lộ.

Không thể thiếu sách điện tử

Một số nhà xuất bản hạn chế thiệthại bằng cách trì hoãn việc tung ra sách điện tử vài tuần sau khi sách giấy ramắt. Hãng Simon & Schuster đã áp dụng chiến thuật này đối với cuốn tiểu thuyếtmới Under the dome (Dưới mái vòm) của tác giả Stephen King. Ngoài ra, hãng nàycũng không muốn sách điện tử ảnh hưởng tới doanh số của sách giấy.

Một số tác giả thì cực đoan đếnmức tẩy chay hoàn toàn công nghệ số. Cho tới nay, nữ tác giả J.K. Rowling vẫnmột mực từ chối việc số hóa loạt truyện Harry Potter do lo ngại nguy cơ sao chéplậu trên mạng. Đồng thời, bà Rowling vẫn muốn độc giả trải nghiệm tiểu thuyếtcủa bà trên giấy.

Tuy nhiên, giới chuyên gia bìnhluận các nhà xuất bản và các tác giả không thể sống thiếu sách điện tử. Các sốliệu gần đây cho thấy các khách hàng mua thiết bị và phần mềm đọc sách điện tửthường mua nhiều sách hơn so với độc giả yêu quý sách giấy. Theo hãng Amazon,người sử dụng Kindle mua sách trên Amazon.com nhiều gấp 3,1 lần so với các kháchhàng khác.

Bà Ana Maria Allessi thuộc hãngHarperCollins cho rằng công nghệ sách điện tử có sức hấp dẫn quá mạnh đến mứccác nhà xuất bản sẽ chấp nhận chuyện thất thoát doanh thu do sao chép lậu. “Cáckhách hàng bỏ tiền mua thiết bị đọc sách điện tử thường đọc nhiều hơn”, bàAllessi cho biết. “Đó là xu hướng mà các nhà xuất bản khó có thể từ chối”. 

Theo Hiếu Trung
Nạn sao chép lậu tấn công sách điện tử