Chiến thắng ở Thủ đôTripoli đang giúp NATO minh oan cho nỗ lực can thiệp quân sự của mình. Songviệc phải mất 6 tháng và dùng toàn vũ khí hạng nặng mới lật đổ được nhà lãnhđạo Gaddafi  là chuyện “đáng xấu hổ”, National Interest nhận định.

Theo Ngân hàng thế giới(WB), Libya đứng thứ 63 trên bảng xếp hạng GDP của thế giới. Trong khiđó, 20 trong số 27 quốc gia thành viên của NATO đứng trên Libya trongbảng xếp hạng này. Hầu hết các thành viên của khối quân sự này đứng đầudanh sách, với 6 nước lọt top 10 và 11 nước đứng trong danh sách 20 nềnkinh tế lớn nhất hành tinh.

Thêm vào đó, Mỹ bỏ sốtiền còn lớn hơn cả toàn bộ số GDP của Libya cho chương trình “Nghiêncứu, phát triển, thí nghiệm và nâng cấp” của Lầu Năm Góc. Ngân sách quốcphòng Mỹ cũng lớn hơn hàng trăm lần Libya.

Với các thành viên cònlại trong NATO, 14 nước chi tiêu nhiều hơn khoản ngân sách quốc phòng1,5 tỷ USD của Libya trong năm 2010, theo Viện nghiên cứu Hòa bình quốctế Stockholm. Số tiền Pháp và Anh đầu tư cho quốc phòng đều gấp 40 lầnkhoản đầu tư đó tại Libya.

Vậy mà để lật đổ nhà lãnhđạo của Libya, 28 nền kinh tế lớn trong NATO phải dốc biết bao tiền củavà vũ khí cũng như thời gian. Theo chuyên gia phân tích của NationalInterest, đó là điều đáng xấu hổ. Nó thể hiện sự đuối sức của khốihiệp ước quân sự này.

Dù dự định chỉ kéo dài vài tuần nhưng NATO phải mất tới 6 tháng mới có thể lật đổ chế độ Gaddafi.

Theo chuyên gia GeorgeWill, cuộc chiến tại quốc gia Bắc Phi rất có thể đánh dấu ngày tàn củakhối hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương. Ông Will lý giải, dù giới phântích nhận định rằng, ông Gaddafi trước sau cũng sẽ bị lật đổ nhưng sự rađi này của ông Gaddafi không đồng nghĩa với việc vị thế của NATO đượcnâng cao.

Theo ông, tổ chức nàyđang cho thấy sự “rệu rạo” đáng báo động. Từ ngày 11/9/2001 đến nay, chitiêu cho quân sự của Mỹ tăng gấp đôi trong khi khoản chi này của 27 quốcgia thành viên NATO còn lại giảm tới 15%.

Ngân sách quốc phòng Mỹgấp ba lần so với tổng ngân sách của các thành viên NATO khác cộng lại.Điều này khiến cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Bob Gates phải thốt lên rằng:“Đến một ngày Mỹ sẽ không thể gánh nổi sự mất cân bằng quá mức này”.

Trước thực trạng này,Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng phải lên tiếng về sự “xuốngcấp” của khối quân sự này. Trong bài báo có tựa đề “NATO thời hậuLibya”, ông Rasmussen không giấu giếm những quan ngại về tương lai củaNATO.

Cuộc chiến tại Libya cho thấy sự đuối sức của NATO.

“Cuộc chiến tại Libya làmột lời cảnh báo rõ ràng. Sự cắt giảm chi tiêu quá mức sẽ ảnh hưởng tiêucực đến an ninh khu vực. Để tránh xảy ra khủng hoảng an ninh sau cuộckhủng hoảng kinh tế, cách duy nhất là gia tăng sức mạnh quốc phòng củacác nước châu Âu, thúc đẩy quan hệ xuyên Đại Tây Dương và tăng cường sựhợp tác giữa NATO với các cường quốc lớn trên thế giới”, ông Rasmussenkhẳng định.

Tuy nhiên, cuộc chiến tạiLibya cho thấy các quốc gia châu Âu chỉ là “thùng rỗng kêu to”. Dù Tổngthống Obama khẳng định rằng vai trò của Mỹ chỉ kéo dài vài ngày và“nhường sân” lại cho các đồng minh châu Âu nhưng thực tế chứng minhrằng, những quốc gia châu Âu tham chiến tại Libya lại không có đủ nguồnlực để gánh vác trách nhiệm này.

Cuối cùng là các đồngminh chỉ có thể “diễu võ dương oai” trên bầu trời còn mọi nhiệm vụ nhưtình báo, do thám, khống chế kẻ thù và tiếp nhiên liệu trên không đềuphải do Mỹ đảm nhận.

Theo NationalInterest, mải mê chinh chiến suốt 10 năm qua tại Afghanistan, hầuhết các lực lượng của NATO đều rệu rạo. Cuộc chiến tại Libya càng đẩynhanh tốc độ xuống cấp của các lực lượng này với sự thiếu thốn về đạndược cũng như nhiên liệu.

Vì vậy, NationalInterest khẳng định, cuộc chiến gian khổ kéo dài 6 tháng mới có thểlật đổ chế độ Gaddafi đủ để nói lên “sức cùng lực kiệt” của NATO. Bấtchấp bao hoài bão lớn về tương lai được đề ra trong Quy tắc chiến lượcmới được thông qua tại Lisbon tháng 11 năm ngoái, NATO giờ chỉ còn làmột thực thể "không có lý trí với túi tiền rỗng tuếch".

Theo Đất Việt