Trước sự tấn công của“bão giá”, đối với nhiều chàng, chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày vốn đã chật vậtthì lấy tiền đâu ra mà trả cho tình phí.

Thời buổi giá cả leo thang, làmgì cũng phải chi li tính toán. Và việc tán tỉnh, yêu đương cũng không nằm ngoàiquy luật đó. Đi tán gái mà hầu bao rủng rỉnh thì bản thân các anh cũng cảm thấytự tin hơn.

Đối với nhiều chàng, chi tiêu chocuộc sống hàng ngày còn chật vật nữa là lấy tiền đâu ra mà trả cho tình phí.Nhiều anh chàng quan niệm rằng: "Chẳng lẽ đi tán gái lại mời em đi uống nướclọc với vào công viên. Rồi ngày lễ tết này kia cũng phải có quà nữa chứ, chưa kểquà cáp mấy ngày đó như được dịp lên giá chóng mặt, chẳng như hoa vào ngày 8/3,socola vào ngày Valentine"... 

Ngại yêu vì...
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Minh Quang, 26 tuổi, Hà Nội, chiasẻ: “Mình làm nhà nước, lương ba cọc ba đồng, mỗi khi tiêu tiền là phải “cânđong, đo đếm” để không bị “cháy túi”. Giờ vật giá leo thang, lo cho mình cònkhông xong, lấy tiền đâu mà đi tán gái với trả tình phí. Cũng muốn có người yêulắm nhưng cứ nghĩ đến tiền là lại ngại. Muốn tán tỉnh thì phải hẹn hò, đưa nàngđi chơi đi xem phim, ăn uống. Như thế còn chẳng ăn ai nữa là. Chẳng lẽ chỉ chattrên mạng? Thôi cứ một mình cho lành, đỡ phải lo nghĩ”.

Lương thấp như Quang sợ “bão giá”là đúng nhưng anh vẫn chưa phải là đối tượng duy nhất ngại yêu trong cái thời kỳkhó khăn này. Nhiều anh chàng ngoại tỉnh cũng tỏ ra nản hơn khi nghĩ đến chuyệnyêu đương trước sự tấn công dồn dập của “bão giá”.

Danh Tùng, 27 tuổi, lập trìnhviên, tâm sự: “Mình quê ở Bắc Ninh, lên Hà Nội học và làm việc, phải thuê nhàvà tự trang trải mọi thứ. Lương tháng không phải thấp nhưng cuối tháng cứ nàotiền nhà, tiền ăn, tiền điện, tiền nước thì cũng chả để dành được bao nhiêu.Cũng đang thích một em nhưng tình hình này thì có vác “cưa” đi thì chắc cũng vác“cưa” về với tay không thôi. Thế nên, khỏi yêu cho nó đỡ đau đầu”.

Đó là chưa kể có người yêu rồi,lại còn phải lo chuyện cưới xin. Mà “bão giá” thì cũng đâu có tha cho đám cưới.Từ tiền nhẫn cưới, ảnh cưới cho đến việc thuê địa điểm, làm cỗ cưới... đều tănggiá đến chóng mặt.

Thanh Hải, 28 tuổi, HCM, có anhtrai vừa mới cưới vợ. Cả nhà anh đã phải vất vả lắm mới lo xong cho cái lễ cướiđó, thậm chí còn phải đi vay họ hàng. Theo như Hải cho biết, gia đình anh đã rấtđau đầu tính xem nên tổ chức ở nhà hàng nào để vẫn lịch sự mà không quá đắt.Việc làm cỗ cưới, cũng phải chi li từng món, cân nhắc từng thực đơn kẻo khôngđến lúc thu chẳng bù chi. Rồi cỗ bàn đắt nên bố mẹ phải hạn chế số lượng kháchmời.

Hải tiết lộ: “Đi tán gái thìcũng phải có tiền. Đến khi tán được rồi thì lại phải lo tiền để làm đám cưới.Nhìn ông mình chật vật với cái đám cưới vừa xong mà mình nản quá. Cũng gần 30rồi nhưng tình hình này chắc là ở vậy dài dài”.

Các nàng nói gì?

Trong khi nhiều chàng tỏ ra sợ“bão giá”, ngại yêu đương, tán tỉnh thì không ít các cô gái lại cho biết tìnhcảm và sự chân thành mới là quan trọng, còn những khoản đi chơi và quà cáp kiacó thể cắt giảm hoặc chọn hình thức ít tốn kém hơn chứ không nên cho rằng phảinhiều tiền, lắm quà thì các nàng mới yêu.

Chẳng hạn, thay vì đi xem phim 1lần/tuần thì có thể chuyển sang đi xem phim 2 lần/tháng và có thể chọn vào nhữngngày rạp chiếu phim giảm giá. Hoặc thay vì đi ăn, đi uống ở những quán đắt tiềnthì có thể chuyển sang những quán bình dân hơn. Hay như chuyện tặng quà, đâunhất thiết cứ phải là quà đắt tiền, chỉ cần món quà nhỏ ý nghĩa là các nàng đãvui lắm rồi (miễn không quên là được)...

Biên Thuỳ, 23 tuổi, TP HCM, chobiết: “Tiền bạc quan trọng nhưng không phải là thứ quan trọng nhất. Với mình,tình cảm và sự chân thành của anh ấy mới có thể khiến mình rung động. Không phảicứ mua quà đắt tiền, đưa đi chơi những chỗ sang trọng thì các anh sẽ chinh phụcđược con gái đâu”.

Thế nên, những anh chàng nào đangngại yêu vì nỗi lo “bão giá” thì có thể dẹp bỏ sự tự ti và lo lắng đó để tiếnlên tìm cho mình “một nửa” rồi nhé.

Theo aFamily