Chưa bao giờ sự ra đời ồ ạtcủa các mạng xã hội giúp giới trẻ gắn kết với nhau, tạo dựng được nhiều mốiquan hệ trong thế giới ảo dễ dàng như thời điểm này. Nhưng càng ngày, cácbạn càng trở nên cô đơn trong đời thực, cô đơn ngay giữa chốn đông người.

>>
 >>

Các nhà nghiên cứu,chuyên gia tâm lý đã lên tiếng gọi mạng xã hội ảo là “tên tội phạm đượcxã hội nuông chiều”.

Mật ngọt chết ai?

Không thể phủ nhận vai trò“người bạn ảo” chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của các trang mạng xãhội thịnh hành với giới trẻ Việt hiện nay như Facebook, Yume, Hi5, Cyworld,Zing, Yobanbe… Người trẻ đến với mạng xã hội xuất phát từ lối sống nhanh,khi không gian chia sẻ đời thực bị thu hẹp.

“Ngâm mình” trong Facebook

Các nhà nghiên cứu, chuyên gia tâm lý đã lên tiếng gọi mạng xã hội ảo là “tên tội phạm được xã hội nuông chiều”

Bên cạnh đó, áp lực cuộc sốnghiện đại, nhu cầu chăm chút cho hình ảnh bản thân ngày càng tăng. Những tiệních không thể chối cãi của mạng xã hội như dễ dàng kết bạn, tìm kiếm, quảnlý nhóm, xây dựng mối quan hệ, sự tin tưởng từ cộng đồng là “mật ngọt” dẫndụ người trẻ dễ sa vào cơn nghiện khó dứt.

Lê Minh (sinh viên Trường đại học Kinh tế TPHCM) tâm sự mỗi ngày bạn ghéFacebook không dưới 5 lần, tối hay ngày rảnh rỗi thì “ngâm mình” trongFacebook để tán gẫu, tải ảnh hay ghé thăm bình luận các trang khác. Dần dầncậu mới thấy mình quá lệ thuộc. “Một ngày không vào Facebook thấy trongngười nôn nao khó chịu. Vậy là bằng cách này cách khác cũng ráng “chọt” vàomột cái” - Minh nói.

Còn bạn Phạm Thị Hương (sinhviên Trường đại học KHXH&NV TPHCM) cho biết, trước kia Hương và nhóm bạn củamình thường tụ tập cà phê vỉa hè, đi du lịch hay đến các công viên trongthành phố để sinh hoạt nhóm. Từ khi mỗi bạn có một trang mạng xã hội, nhómcũng thành lập một trang thì mọi sinh hoạt chủ yếu chỉ diễn ra trên mạng.

Theo Thạc sĩ Trần ThịNgọc Nhờ (giảng viên môn Đô thị học, Trường đại học KHXH&NV TPHCM), mạngxã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến không gian giao tiếp công cộng củagiới trẻ: “Giao tiếp của sinh viên nói riêng, giới trẻ nói chung đangchuyển từ truyền thông liên cá nhân sang truyền thông đại chúng. Thế nênmạng xã hội là tác nhân gây ra tình trạng giảm giao tiếp trong khônggian thực. Biểu hiện là giới trẻ giảm giao tiếp mặt đối mặt, giảm tầnsuất đến và dần cách ly không gian thực”.

Nghiên cứu về “Hội chứng nghiện mạng xã hội”, anh Nguyễn Đình Toàn (Họcviên Cao học của Trường đại học KHXH&NV) nhận định: “Nghiện mạng xã hộithực chất là một kiểu lạm dụng, sử dụng mạng thành thói quen một cách cóhệ thống và tâm lý bị lệ thuộc vào mạng. Đây cũng là một bệnh lý về tâmthần.

Công nghệ thông tin ở cácthành phố lớn phát triển, việc vào mạng một cách dễ dàng như hiện nay là“chất xúc tác” cho sinh viên - những người nắm công nghệ thông tin, dễvướng vào tình trạng nghiện”.

Làm sao cấm “nghiện”?

Rất dễ dàng để tìm ra thời gian các blogger lên mạng trùng với giờ làm việcvà học tập trong ngày. Việc các “con nghiện” mạng xã hội bị ảnh hưởng năngsuất làm việc, xao lãng học tập, sức khỏe xuống dốc (giảm thị lực, mất ngủ,tinh thần mệt mỏi…) là đương nhiên.

Bên cạnh đó, một bình luận ácý, những lời hăm dọa hay thông tin trang cá nhân bị đánh cắp cũng gây ảnhhưởng xấu đến tinh thần của người dùng.

Trước nguy cơ giới trẻ“nghiện”, các nhà mạng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn mạng. Các công tyngăn nhân viên của mình vào trang mạng xã hội để đảm bảo công việc. Tuynhiên, theo anh Nguyễn Đình Toàn thì: “Các giải pháp này chỉ là nhấtthời, không thể ngăn chặn được cơn “nghiện” mạng xã hội. Đôi khi giảipháp cấm còn gây tác dụng ngược, người “nghiện càng “nghiện” nặng hơn.Các phần mềm giải quyết sự ngăn chặn của nhà mạng phát triển theo thờigian. Nhân viên nhiều công ty không vào mạng cơ quan vẫn có nhiều cáchvào mạng xã hội như vào bằng di động, vào mạng ở nhà, những nơi côngcộng”.

Học điều độ

“Ngâm mình” trong Facebook

Mạng xã hội đáp ứng nhu cầu được lên tiếng, được bày tỏ, được chia sẻ và kết nối của sinh viên



Mạng xã hội đáp ứng nhu cầu được lên tiếng, được bày tỏ, được chia sẻ vàkết nối của sinh viên. Thế nên, việc phát triển các mạng xã hội về lâudài tốt hơn hết nên gắn với các sân chơi lành mạnh như các phong trào vềmôi trường, chia sẻ sở thích, sân chơi học thuật… Bên cạnh đó, cải thiệnkhông gian sinh hoạt giới trẻ vốn rất chật hẹp ở các thành phố lớn cũngcần được lưu tâm.

Giải pháp lâu dài để “giảm nghiện” mạng xã hội trước hết là phải chongười trẻ nhìn ra tác hại của tình trạng nghiện này. Nhận thức của ngườitrẻ về “liều lượng” sử dụng mạng xã hội quan trọng không kém. “Tôitin rằng, thế giới ảo không thể thay thế cuộc sống hiện thực. Việc chịunhiều áp lực từ cuộc sống sẽ dạy cho các bạn biết đối đầu và là chất xúctác để bạn trẻ đứng lên và trưởng thành. Chính ta sẽ sống tích cực hơnkhi ta sử dụng điều độ những phương tiện hiện đại, trong đó có mạng xãhội” - anh Nguyễn Đình Toàn chia sẻ.

Tiếp cận mạng xã hội từ góc nhìn của vốn xã hội (mối ràng buộc của cánhân trong một cộng đồng) bà Nguyễn Thị Lệ Uyên đến từ Viện Nghiên cứuphát triển TPHCM đã nhận định: “Yếu tố mấu chốt của vốn xã hội chínhlà sự tin tưởng của cộng đồng xung quanh đối với chính bản thân mộtngười trẻ. Vấn đề là bạn trẻ đủ bản lĩnh vượt qua những hạn chế của mạngxã hội ảo để đạt lòng tin của mọi người trong đời thực. Đó mới là cáchkhai thác mạng xã hội một cách khôn ngoan”.

Theo Xuân Huy
Sinh Viên Việt Nam