Thay vì phải dỗ con nhiều lần,hay chống lại của con nhiều bà mẹ cho trẻ ngậm ti giả mà vôhình không biết những tác hại của thói quen này.
Ngậm ti giả 24/24
Chị Vũ Thị Hà (Hoàng Mai, Hà Nội)đưa cháu Minh Anh (9 tháng tuổi) đi khám bệnh tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai.Điều đặc biệt, bé Anh có thói quen ngậm ti giả mọi nơi mọi lúc. Cháu Anh bị sốtvà viêm phổi vào cấp cứu nhưng cháu vẫn không thể cai ti giả.
Chị Hà cho biết khi được 5 thángtuổi cháu lém lỉnh, thích mút tay, đưa cho cầm cái gì cháu cũng đút vào miệng.Thấy vậy chị đi siêu thị mua cho con cái ti giả bằng nhựa giá 15 nghìn đồng. Từđó chiếc ti giả trở thành “món ăn” của bé Minh Anh. Mỗi khi cháu khóc chỉ cầnchị đưa ti giả vào miệng là cháu không khóc, nhờ ti giả mà bệnh mút móng tay củacháu cũng không còn. Dần dần cháu thành quen chỉ khi ăn, khi bú mẹ thì mới chịubỏ ti giả.
![]() |
Thay vì phải dỗ con nhiều lần, hay chống lại “bệnh” mút ngón tay của con nhiều bà mẹ cho trẻ ngậm ti giả mà vô hình không biết những tác hại của thói quen này |
Cũng giống như Minh Anh, bé Hoàicon chị Phạm Thị Thơm (Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng nghiện ngậm tigiả, bé Hoài đã được hơn hai tuổi nhưng vẫn ngậm ti giả mọi lúc, đi đâu chị Thơmcũng phải buộc theo cái ti vào áo để cháu tự ngậm
Mặc dù vậy, đến bây giờ bé Hoàivẫn chưa biết nói thành câu mà chỉ bi ba bi bô được vài từ. Chị Thơm lo lắng vìsợ con chậm nói nên cố tập cho con cai ngậm ti giả, “còn khó hơn thời kỳ cai sữamẹ” – chị cho biết.
Không chỉ có Hoài mà chị gái củaHoài đã 5 tuổi nhưng vẫn có thói quen ngậm ti giả đi ngủ, đi học bé cũng chỉngồi ngậm ti mà không nô đùa với bạn bè. Cô giáo của cháu không thể nào lấy đượcti ra vì cứ tháo ra là nó khóc. Bây giờ chị Thơm thấy hối hận vì đã cho con ngậmti giả thay vì phải dỗ con khóc.
Ngậm ti giả lâu có nguy cơ tựkỷ
Gần đây, Bệnh viện Nhi đồng 1(TP.HCM) vừa cấp cứu trường hợp cháu bé một tuổi bị tắc đường thở vì nuốt phảiti giả bằng nhựa.
Theo PGS, TS, BS Nguyễn Tiến Dũng(Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai) trường hợp như cháu bé trên rất hiếm vì cáiti giả rất to. Mặc dù chưa có nghiên cứu về tác hại của việc ngậm ti giả ở trẻnhưng thực tế chỉ ra rằng, những đứa trẻ có thói quen ngậm ti giả sẽ ít giaotiếp hơn những đứa trẻ bình thường.
Có nhiều bà mẹ khi đưa con đếnkhám bệnh đứa trẻ cũng trong tình trạng không thể cai được ti giả, ngậm 24/24h.Các bác sĩ đều đưa ra cảnh báo không nên để trẻ ngậm ti giả nhiều và lâu nhưvậy. Thay vì đó hãy cho tập thói quen cai ti giả cho con khi chưa quá muộn.Những tác động của ti giả dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻnhưng gián tiếp thì rất nhiều.
Hầu hết những đứa trẻ ngậm ti giảlâu đều ít nói, chậm giao tiếp, ít biểu hiện hình thể, ít cười… những đứa trẻnày có gnuy cơ tự kỷ rất cao. Đặc biệt với những cháu đã đi học, có giao tiếpvới bạn bè bên ngoài.
![]() |
Có nhiều bà mẹ khi đưa con đến khám bệnh đứa trẻ cũng trong tình trạng không thể cai được ti giả |
Về mặt vệ sinh, chiếc ti giả đượcngậm vào, lại bỏ ra, ít được lau rửa sẽ không hợp vệ sinh, là ổ vi trùng gâybệnh cho trẻ. Nếu ti giả bị nhiễm khuẩn, miệng bé có thể bị sưng, viêm lợi, hơithở bé có mùi hôi…
Mặt khác, ông Dũng cho rằngnguyên liệu làm ra chiếc ti giả phần lớn là nhựa, những hợp chất đặc biệt nhưsilicon hiếm. Các trường hợp ông gặp đều là sử dụng ti bằng nhựa. Khi trẻ ngậmlâu trong miệng sẽ thôi ra các chất hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Hầu hết các bác sĩ đều khuyênkhông nên cho trẻ ngậm ti giả, tạo thành thói quen không tốt. Khi trẻ được 1 đến2 tuổi thường khám phá thế giới từ miêng nên gặp bất cứ cái gì cũng đưa lênmiệng. Đó là sự phát triển tự nhiên, cha mẹ chỉ cần chú ý đến con nhiều hơn thaybằng việc cho ngậm ti giả…
Theo Bee.net